Bí ẩn đằng sau tên lửa Kornet huyền thoại của Nga

Kornet - tổ hợp tên lửa di động của Nga vốn được biết đến với khả năng triển khai linh hoạt, sức công phá mạnh và xuyên giáp hiệu quả. Tuy nhiên điều gì mới thực sự làm nên danh tiếng của Kornet trên chiến trường, và tại sao nó lại trở thành nỗi ám ảnh của những cỗ xe tăng hiện đại?

Gọn nhẹ, linh hoạt với tầm bắn lên tới 10 km và khả năng xuyên giáp mạnh mẽ, tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet của Nga hiện đang được truyền thông phương Tây ví như “quái vật săn thiết giáp” - một trong những vũ khí chống tăng và phá huỷ công sự đáng gờm nhất trên thế giới.

Mặc dù có chi phí sản xuất rẻ hơn và công nghệ không tiên tiến bằng các loại tên lửa tương tự do Mỹ và phương Tây sản xuất nhưng Kornet lại tỏ ra đặc biệt hiệu quả trên chiến trường. Bí ẩn tạo ra sức mạnh vượt trội của Kornet giữa hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến khác là gì?

Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet của Nga hiện đang được truyền thông phương Tây ví như “quái vật săn thiết giáp”.

Kornet thử lửa trên chiến trường

Trong một đoạn video đăng tải trên kênh Telegram chính thức của Bộ Quốc phòng Nga vào cuối tháng 7, một nhóm lính dù cơ động Novorossiysk đã sử dụng Kornet để tiêu diệt đối phương theo hướng mặt trận Kherson và Zaporozhye. Theo dữ liệu trinh sát, một nhóm quân nhân Ukraine đang tập trung tại một ngôi nhà hoang ở khu vực gần cầu Antonovsky để chuẩn bị trận địa pháo. Nhận được lệnh tấn công, một chiếc xe ATV hạng nhẹ của Nga có gắn hệ thống Kornet di chuyển qua cầu. Sau vài giây nhắm mục tiêu, tên lửa Kornet được phóng bay ngang qua sông Dnieper, và ngôi nhà hoang ven sông - nơi các binh sĩ Ukraine đang trú ẩn đã bị phá huỷ.

Đây không phải là lần đầu tiên tổ hợp tên lửa Kornet chứng minh được hiệu quả chiến đấu tại quân khu phía Bắc mà nó đã được quân đội Nga sử dụng ngay từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt để tiêu diệt các loại xe tăng và xe bọc thép của Ukraine.

Theo chuyên gia quân sự Vasily Dandykin, việc sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng di động Kornet gắn trên những chiếc xe địa hình ATV hạng nhẹ đã trở thành một trong những bí quyết chiến đấu hiệu quả của lính dù Nga. Chuyên gia này cho biết trong một cuộc phỏng vấn với TASS: “Lính dù là những người có khả năng phản xạ rất nhanh. Hệ thống tên lửa chống tănng Kornet thường được trang bị trên một chiếc xe ATV gọn nhẹ với hai người điều khiển. Khi tiếp cận mục tiêu với khoảng cách cần thiết, chiếc ATV sẽ quay đầu ngay lập tức, tên lửa được khai hoả và nhóm lính dù sẽ biến mất rất nhanh giống như khi họ tiếp cận mục tiêu”.

Tháng 9/2023, hai chiếc xe tăng Challenger 2, vốn được mệnh danh là bất khả chiến bại trong các cuộc giao tranh trước đó, đã bị tiêu diệt ở Ukraine. Giới quan sát quân sự ngay lập tức chú ý tới Kornet, tổ hợp tên lửa chống tăng di động của Nga.

Một số phiên bản của tổ hợp Kornet được thiết kế cho hoạt động chiến đấu song lập. Để vượt qua hệ thống phòng thủ thông minh của các loại tăng thiết giáp hiện đại, hai đầu đạn tên lửa sẽ được kích hoạt đồng thời sau khi phóng, cùng tiếp cận mục tiêu trong khoảng thời gian rất ngắn.

Đầu đạn thứ nhất làm nhiệm vụ vô hiệu hoặc đánh lừa hệ thống phòng không đánh chặn chủ động của đối phương. Đầu đạn thứ hai xuyên thẳng vào lớp giáp bảo vệ và phá huỷ mục tiêu. Toàn bộ quá trình diễn ra trong một thời gian rất ngắn với khoảng cách tấn công từ 3 - 4 km.

Chuyên gia quân sự Vasily Dandykin cho biết.

Vào tháng 12/2023, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố một video cho thấy lính Nga sử dụng Kornet “như một loại súng bắn tỉa” để tiêu diệt một điểm quan sát của Ukraine ở hữu ngạn sông Dnieper. Cuộc tấn công được thực hiện từ khoảng cách khoảng 5 km. Mục tiêu đã bị xoá sổ bởi hai tên lửa bắn đồng loạt xuyên qua cửa sổ.

Không chỉ được sử dụng tại chiến dịch quân sự đặc biệt, Kornet phiên bản xuất khẩu đã từng được thừ lửa từ trước đó rất lâu.

Năm 2016, The Wall Street Journal dẫn các tài liệu quân sự khẳng định rằng tổ hợp Kornet đã phục vụ cho quân đội Iraq hơn mười năm. Báo cáo cho biết, sự hiện diện của tổ hợp Kornet đã đóng vai trò quyết định trong cuộc tấn công của quân đội Iraq vào Mosul. Chỉ trong tuần giao tranh đầu tiên, hơn 120 xe đánh bom tự sát của IS đã bị phá hủy bằng tên lửa Kornet. Tài liệu cho biết: “Rất nhiều hệ thống vũ khí có thể tiêu diệt một chiếc xe ô tô, nhưng chỉ Kornet mới có khả năng xuyên thủng lớp bảo vệ  dày tới 90 cm để phá huỷ một "quả bom bọc thép di động" của IS”.

Trước đó, trong cuộc tấn công vào Iraq năm 2003, ít nhất hai xe tăng M1 Abrams và một xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ đã bị tổ hợp tên lửa Kornet tiêu diệt. Trong cuộc xung đột ở Iraq và Liban năm 2006, các tay súng Hezbollah cũng đã từng  sử dụng Kornet để phá hủy xe tăng chủ lực Merkava của Israel.

Đặc điểm kỹ thuật và khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa Kornet

Kornet là một tổ hợp tên lửa chống tăng di động do Nga phát triển, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép hạng nặng, như xe tăng xe chiến đấu bộ binh, cũng như các mục tiêu bay thấp hoặc mục tiêu cố định.

Kornet, còn được biết đến với tên gọi 9K135 Kornet, sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser với tầm bắn từ 5 đến 10 km, tùy thuộc vào phiên bản. Hệ thống này nổi bật với khả năng xuyên giáp mạnh mẽ, có thể xuyên qua lớp giáp dày đến 1.200 mm sau khi vượt qua lớp bảo vệ động học, giúp nó trở thành một vũ khí cực kỳ nguy hiểm trên chiến trường.

Kornet được Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula phát triển. Kornet ban đầu ra mắt dưới dạng tên lửa chống tăng cầm tay dành cho bộ binh. Ở dạng này, tổ hợp bao gồm một bệ phóng 9P163M-1 đặt trên giá ba chân và các thùng vận chuyển và ống phóng tên lửa. Tổng khối lượng của tổ hợp nguyên gốc khi tham gia chiến đấu là 55 kg.

Tổ hợp tên lửa chống tăng di động Kornet hoàn toàn có thể được sử dụng như một loại vũ khí bộ binh vác vai.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TỔ HỢP TÊN LỬA CHỐNG TĂNG DI ĐỘNG KORNET

- Loại tên lửa: Tên lửa dẫn đường bằng laser bán tự động (SACLOS - Semi-Automatic Command to Line of Sight).

- Phiên bản tên lửa: 9M133 và các biến thể.

- Tầm bắn:

• Từ 100 mét đến 5,5 km (đối với phiên bản cơ bản).

• Phiên bản nâng cấp (Kornet-EM) có tầm bắn lên đến 10 km.

- Tốc độ tên lửa: Khoảng 250 m/s (900 km/h).

- Đường kính tên lửa: 152 mm.

- Chiều dài tên lửa: 1,2 m.

- Khối lượng tên lửa: Khoảng 29 kg.

- Đầu đạn:

• Tandem-HEAT (High-Explosive Anti-Tank) để xuyên giáp có bảo vệ chủ động.

• HE (High-Explosive) dùng để tiêu diệt bộ binh hoặc các mục tiêu nhẹ.

- Khả năng xuyên giáp: Từ 1.000 mm đến 1.200 mm RHA (Rolled Homogeneous Armor) sau khi vượt qua lớp giáp phản ứng nổ (ERA).

- Hệ thống dẫn đường: Dẫn đường bằng laser bán tự động, giúp tên lửa theo dõi chùm tia laser được phát ra từ bệ phóng và dẫn thẳng đến mục tiêu.

- Thời gian triển khai: Khoảng 1 phút để đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

- Khối lượng toàn bộ hệ thống: Khoảng 65 kg (bao gồm bệ phóng, tên lửa và thiết bị điều khiển).

- Khả năng triển khai: Có thể lắp đặt trên nhiều phương tiện như xe địa hình, xe bọc thép, hoặc được mang vác bởi bộ binh.

Về mặt kỹ thuật, Kornet sử dụng hệ thống dẫn đường bằng laser bán tự động, cho phép tên lửa bám sát mục tiêu với độ chính xác cao. Tên lửa 9M133, thuộc dòng Kornet, có chiều dài 1,2 m và đường kính 152 mm, được trang bị động cơ nhiên liệu rắn giúp đạt tốc độ siêu âm và tầm bắn từ 5 đến 10 km, tùy theo phiên bản. Đặc biệt, đầu đạn nổ của Kornet có khả năng xuyên thủng giáp dày tới 1.000 mm sau khi vượt qua các lớp giáp phản ứng nổ (ERA).

Tên lửa chống tăng Kornet được đánh giá rất cao về tính năng kỹ chiến thuật.

Khả năng của Kornet không chỉ giới hạn ở việc tiêu diệt xe tăng. Tổ hợp này còn có thể phá hủy các công trình phòng thủ kiên cố và tiêu diệt các mục tiêu không bọc giáp, bao gồm cả trực thăng và máy bay không người lái (UAV).

Kornet không chỉ được trang bị cho quân đội Nga. Phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa Kornet còn thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia khác. Kornet có giá thành khá cạnh tranh. Một tổ hợp tên lửa chống tăng di động Kornet có giá khoảng 26.000 USD. Đây thực sự là một mức chi phí hiệu quả khi nó có thể hạ gục một chiếc xe tăng Abrams trị giá hơn 10 triệu USD.

Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại các phiên bản mới của Kornet đang được phát triển với tầm bắn xa hơn, khả năng xuyên giáp mạnh hơn, và tích hợp các công nghệ điều khiển tiên tiến. Những cải tiến này không chỉ nhằm duy trì tính cạnh tranh của Kornet trên thị trường vũ khí quân sự mà còn đáp ứng yêu cầu của chiến trường hiện đại - khả năng triển khai linh hoạt trong nhiều điều kiện chiến đấu khác nhau.

So sánh tổ hợp tên lửa chống tăng di động Kornet với các sản phẩm tương tự do Mỹ và phương Tây sản xuất

Tiêu chí

Kornet (Nga)

Javelin (Mỹ)

Milan (Châu Âu)

Spike (Israel)

Tầm bắn

5 - 10 km

~2.5 km

~2 km

4 - 25 km (tùy phiên bản)

Hệ thống dẫn đường

Laser bán tự động

Hồng ngoại chủ động

Laser bán tự động

Hồng ngoại, laser, video (tùy phiên bản)

Đầu đạn

Đầu đạn nổ lõm tách biệt, xuyên giáp lên tới 1.000 mm

Đầu đạn nổ lõm, tấn công từ trên xuống

Đầu đạn nổ lõm, xuyên giáp cao

Đầu đạn nổ lõm, thiết kế tấn công đa dạng

Khả năng tấn công

Xe tăng, công trình phòng thủ, mục tiêu trên không

Xe tăng, công trình phòng thủ.

Xe tăng, công trình phòng thủ, không tấn công mục tiêu trên không

Xe tăng, công trình phòng thủ, mục tiêu trên không, tầm xa

Khả năng chống giáp

Xuyên giáp dày, bao gồm giáp phản ứng nổ (ERA)

Tốt, đặc biệt chống giáp hiện đại

Khả năng xuyên giáp cao nhưng không bằng Kornet

Xuyên giáp cao, đặc biệt ở tầm xa

Khả năng tấn công đa mục tiêu

Có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu

Hạn chế chủ yếu vào mục tiêu bọc giáp

Hạn chế chủ yếu vào mục tiêu bọc giáp

Đa dạng mục tiêu, bao gồm cả trên không và công trình

Khả năng hoạt động

Hiệu quả trong nhiều điều kiện chiến trường

Hiệu quả cao trong điều kiện ban đêm và khói bụi

Được sử dụng chủ yếu trong điều kiện ánh sáng ban ngày

Hiệu quả cao trong mọi điều kiện, đặc biệt là tầm xa

Nhận xét:

Kornet có lợi thế về tầm bắn xa hơn và khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu trên không. Tuy nhiên, hệ thống dẫn đường bằng laser yêu cầu điều kiện tầm nhìn tốt.

Javelin nổi bật với khả năng tấn công từ trên xuống và có khả năng xuyên các loại giáp hiện đại. Tầm bắn ngắn hơn Kornet và không tấn công được mục tiêu trên không.

Milan có tầm bắn ngắn hơn và khả năng xuyên giáp kém hơn so với Kornet. Hệ thống này chủ yếu tập trung vào mục tiêu bọc giáp và không có khả năng tấn công mục tiêu trên không.

Spike cung cấp nhiều lựa chọn dẫn đường và tầm bắn xa hơn nhiều, với khả năng tấn công đa dạng và hiệu quả cao, đặc biệt ở các tầm xa.

Nếu bạn quan tâm tới thông tin về các loại vũ khí quân sự, hãy theo dõi thêm các bài viết phân tích chuyên sâu của Đài Hà Nội bằng cách bấm VÀO ĐÂY
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Quốc phòng Nga mới thông báo đã bắn rơi ba máy bay tiêm kích của Ukraine trong vòng 24 giờ đồng hồ trước đó, bao gồm hai chiếc Su-27 và một chiếc MiG-29.

Người phát ngôn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết vào ngày 16 tháng 9, giờ địa phương, rằng Tổng Giám đốc WTO Iweala đã chính thức công bố ý định tái tranh cử.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/9 thông báo các lực lượng nước này đã đẩy lùi quân đội Ukraine theo nhiều hướng ở khu vực Kursk.

Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness vừa phát hành Sách kỷ lục thế giới Guinness phiên bản năm 2025, giới thiệu 2.115 thành tích trên khắp thế giới, trong đó có hơn 80% là thành tích mới.

Cơ quan Cứu trợ và Việc làm cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông của Liên Hợp Quốc (UNRWA) cho biết vào trưa ngày 16/9 ( giờ địa phương), đợt tiêm và uống vaccine phòng bại liệt đầu tiên ở Dải Gaza đã hoàn thành.

Giải vô địch lái xe điện lần thứ 11 đã được tổ chức tại thành phố Frankfurt, Đức, với sự tham gia của 26 đội đến từ 21 quốc gia, với phần thưởng cao nhất là chiếc cúp dành cho đội lái xe điện xuất sắc nhất châu Âu.