Bí ẩn rực rỡ của sự lụi tàn
Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng tự sự của Hồng Anh.
Tôi nhìn thấy những cánh hoa ban rơi trên nền gạch đỏ tươi tắn, ngăn ngắt tím. Nó khiến tôi không thể không nhặt lấy một cánh hoa, vuốt ve nhè nhẹ cái mịn mướt như nhung lụa mà tiếc nuối, thẫn thờ. Ngay cả những cánh hoa rơi trong những ngày mưa rét cũng mang vẻ đẹp riêng của nó. Đẫm nước, tím thẫm và vươn lên trong mưa. Người ta thương cho cánh hoa đẹp mà mong manh, ngắn ngủi. Một đời hoa đến phút cuối vẫn khiến lòng người ta xao động.
Bình minh không làm tôi say mê như hoàng hôn. Bí ẩn và hoang dã, dữ dội và điềm tĩnh ẩn trong quả cầu to tròn cháy đỏ vào thời khắc cuối ngày ấy. Từng vệt nắng xiên qua làm không gian nhập nhòa bỗng sáng bừng lên trước khi chìm vào đêm tối. Những vệt nắng làm tôi nhớ đến hình ảnh “nắng quái chiều hôm” mà người ta từng đem ra để ví von trong những trang văn.
Người ta thường thích mùa thu bởi sẽ có lá bay phấp phới trong gió dịu dàng, con đường sẽ phủ một tấm thảm vàng ươm dưới tán cây và bầu trời xanh thẳm. Nhưng mấy ai nghĩ tới khi mùa đông đến, cái vàng rực kì ảo ấy sẽ lụi tàn. Tấm thảm ấy là vẻ đẹp huy hoàng nhất của lá, là sự dâng hiến cuối cùng của lá dành cho cuộc đời. Từ lúc chỉ là mầm xanh nhú trên cành đến lúc rời đi, lá chắt chiu nguyên khí của đất trời, trải qua mưa nắng chốn nhân gian để cùng rễ nuôi cây lớn lên, mạnh mẽ như lúc ta thấy nó. Đúng vào lúc hoàn thành sứ mệnh cao cả, lá đã gửi lại cho cuộc đời những giây phút mãn nguyện nhất của mình. Và lúc ấy lá đẹp nhất.
Mặt trời của buổi hoàng hôn chạy theo khi tôi đạp xe qua cầu. Bờ lau cắt bầu trời thành từng mảng xám đen để lại quanh rìa của mỗi bông hoa màu của hòn than sắp tàn. Sự le lói của mặt trời trên đám lau mang dáng vẻ của thời gian đang trôi. Bừng sáng trong quá khứ và hiện tại đủ để nhớ và ngậm ngùi. Còn tương lai đổi thành một khuôn mặt mới, một dáng vẻ mới.
Một triết gia Hy Lạp cổ đại đã từng nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Không ai dự đoán được trước những gì sẽ đến với mình. Tôi đã hồi hộp trước một ngày mai của bờ lau và mặt trời. Mùa đông mang vẻ xinh tươi của những ngày nắng rạng, màu tơ tằm óng ả trong các tán cây làm người ta quên đi bầu trời xám xịt vì mưa dầm gió bấc. Những ngày ấy làm cho mùa đông đẹp hơn bởi vô số lá bàng đỏ thắm buông trên sân trường. Những ngày đông ấy lung linh huyền ảo trong sương giăng phố núi, trong ánh lửa bập bùng trên các bếp ngô nướng dọc hè phố; hay màn mưa bụi lất phất dưới ánh đèn đường giữa đêm khuya. Cái rạng rỡ của đông giữa những ngày u ám như một lát cắt của cuộc đời nhiều giông bão khiến người ta cảm nhận có một nguồn an ủi, một sự khích lệ mơ hồ nào đó mà vũ trụ mang đến cho con người.
Khi đứng trước những mầm non mà mùa xuân mang tới, tôi lại nhớ đến thảm lá đỏ đã từng có của mùa đông. Người ta ngắm những mầm xanh ấy với vẻ chờ đợi. Nhưng đó là một phần trong vòng tròn đời lá. Êm đềm, bình yên với màu xanh tươi mát. Rực rỡ, thắm đỏ khi sắp tàn phai. Và cái đỏ rực ấy lưu lại ấn tượng cho mọi người nhiều hơn cả. Tôi hiểu giá trị của sự tàn lụi ấy trong ý niệm về sự sinh tồn của vạn vật. Không có những sắc đỏ của mùa lá rụng thì làm sao có màu tươi xanh của cây cối lúc vào xuân? Biết hi sinh và dâng hiến đúng lúc, đúng thời điểm thì cuộc đời này sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Cái vẻ đẹp hoang dại, phóng khoáng của sự tàn lụi vẫn còn tiếp diễn trong những biến đổi của thời gian. Dòng sông có thể thành nương dâu, thành bãi bồi; nơi này biển lấn vào đất liền, nhưng nơi kia phù sa đang bồi đắp. Trong những phút giây biến đổi đó, ai biết ngày mai sẽ ra sao? Chỉ biết tuân theo quy luật tự nhiên, di chuyển trong dòng chảy của tự nhiên như bao sinh vật khác trên đời cứ thế mà trôi.
Thế nhưng, tôi biết bất kì ai trên cõi đời này, nếu nhận ra thời khắc tàn lụi của bản thân thì đều sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Tất cả sẽ dâng hiến trọn vẹn đời mình cho nhân thế. Bởi con người ta chỉ sống có một lần trên đời, hãy sống sao cho tới khi ta ra đi, mọi người thì khóc còn ta thì có thể mỉm cười./.
Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.
Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
0