Bị thương nặng do pháo tự chế phát nổ

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận nam thiếu niên 14 tuổi (trú tại Bắc Giang) vào bệnh viện trong tình trạng bị thương nặng do pháo tự chế phát nổ.

Bệnh nhân G.T.B tự mua thuốc pháo trên mạng về chế tạo pháo ở nhà thì bất ngờ pháo phát nổ, khiến máy xay sinh tố văng vào ngực trái bệnh nhân. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện tỉnh, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

PGS.TS Phùng Duy Hồng Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng mặt bỏng, 2 chân và tay đều bị bỏng, chụp phim X- quang ngực thấy có 2 dị vật kim loại trong lồng ngực nằm sau xương ức bên trái, nghi ngờ tổn thương tim.

Hình ảnh 2 dị vật kim loại trong lồng ngực nằm sau xương ức bên trái của bệnh nhân.

Các bác sĩ đã nhanh chóng mổ cấp cứu kịp thời lấy dị vật, khâu vết thương thành thất phải cho bệnh nhân. Hiện tại bệnh nhân ổn định, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

PGS.TS Phùng Duy Hồng Sơn đang thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Năm nào cũng vậy, cứ vào thời điểm gần Tết, các vụ tai nạn liên quan đến pháo và pháo tự chế lại gia tăng, để lại hậu quả đáng tiếc, có những trường hợp phải chịu thương tổn suốt đời như cụt tay, bỏng nặng ở vùng mặt, mất thị lực…, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân cần chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ; không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Đồng thời các lực lượng chức năng, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về những nguy hại của pháo nổ, thuốc nổ cho người dân, đặc biệt là đối với học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 04 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư 04 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2024.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận được 16 ổ dịch.

Bộ Y tế yêu cầu trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối, xử trí chậm trễ...

Sau thời gian gián đoạn cung ứng vaccine từ đầu năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vaccine như ho gà, sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết riêng trong tháng 3, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh ho gà.

Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một ca mắc sởi. Đây là ca mắc đầu tiên trong năm nay sau một năm không ghi nhận ca sởi nào trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, trong báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, năm 2023, tỉ lệ tiêm chủng của thành phố đã không đạt mục tiêu, điều này gây nên những lo ngại về dịch bệnh sởi có thể sẽ bùng phát.

Một bé gái 10 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, là người mắc sởi đầu tiên tại thành phố Hà Nội trong năm 2024. Được biết, bé gái này đã được tiêm 3 mũi vắc xin phòng sởi.