Biden quyết định cung cấp mìn sát thương cho Ukraine

Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Ngay sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 vừa qua ở nước Mỹ, ông Biden đã giải ngân nhiều nhất có thể được những cam kết viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine.

Sau đó, ông Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm trung và tầm xa được Mỹ cung ứng để không kích vào những mục tiêu nằm sâu ở bên trong lãnh thổ Nga. Mới đây nhất, ông Biden quyết định cung cấp cả mìn sát thương cho Ukraine. Hai quyết sách sau cùng đều là chuyện vượt quá lằn ranh đỏ đối với ông Biden và nước Mỹ.

Việc Tổng thống Biden cung cấp mìn sát thương cho Ukraine là chuyện tày đình hơn cả bởi thuộc loại vũ khí bị LHQ cấm trên toàn thế giới. Công ước Ottawa của LHQ năm 1997 cấm sử dụng, sản xuất và phổ biến mìn sát thương. Có 164 quốc gia trên thế giới tham gia Công ước này. Ukraine tham gia Công ước vào năm 2005. Mỹ không tham gia Công ước nên không bị ràng buộc trách nhiệm. Nhưng quyết định nói trên của ông Biden cho dù với bất cứ biện minh và lập luận nào thì vẫn khích lệ và tạo điều kiện cho Ukraine vi phạm Công ước và đi ngược với quan điểm và nỗ lực của 164 thành viên LHQ tham gia Công ước.

Quyết sách cung cấp mìn sát thương cho Ukraine, trong chừng mực nhất định, còn là sự phủ nhận chính mình của ông Biden. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đề ra mục tiêu giảm sử dụng mìn sát thương và tham gia Công ước Ottawa nhưng không thực hiện được. Người kế nhiệm George W. Bush cho phép sử dụng mìn sát thương, loại không tự tịt ngòi sau thời gian nhất định cho đến năm 2010 và sau đó cấm hoàn toàn. Ông Barack Obama không cho phép sử dụng mìn sát thương trừ phục vụ bảo vệ Hàn Quốc. Ông Donald Trump lật ngược hoàn toàn chính sách của ông Obama liên quan đến mìn sát thương. Ông Biden chấm dứt chính sách của ông Trump và khôi phục chính sách của ông Obama trên phương diện này, cho tới mới vừa đây.

Ông Biden hành xử như vậy vì hiện đang ở trong những tháng ngày cuối cùng của nhiệm kỳ cầm quyền, nỗ lực gây dựng và củng cố dấu ấn cầm quyền trên mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt có liên quan đến hậu thuẫn Ukraine và đối địch Nga, với mục đích để người kế nhiệm không thể hoặc rất khó có thể đảo ngược, thêm khó khăn và khó xử trong thực thi chính sách riêng với Ukraine và Nga cũng như trong việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Qua những quyết sách mới nói trên của Tổng thống Biden, có thể nhận thấy Mỹ không lạc quan mà lo ngại rất sâu sắc về thực tại và tương lai của Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.

Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.

Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.

Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.

Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.