Biến bã cà phê thành phụ gia bê tông

Bã cà phê có thể được dùng thay thế tới 15% lượng cát được sử dụng trong bê tông và làm cho bê tông cứng hơn 30%. Loại bê tông mới này đã được thử nghiệm hồi đầu tháng 5 tại Australia.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) của Australia đã đun nóng bã cà phê tới 350 độ C trong buồng không có oxy để tạo ra than sinh học.

Trưởng nhóm nghiên cứu Rajeev Roychand cho biết loại than sinh học này có thể thay thế tới 15% lượng cát được sử dụng trong bê tông và làm cho bê tông cứng hơn 30%. Nhờ đó các công trình xây dựng có thể giảm 10% lượng xi măng mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Loại bê tông này đã được thử nghiệm để rải lối đi bộ tại trụ sở của Hội đồng Macedon Ranges Shire, gần Melbourne vào đầu tháng này.

Nng bã cà phê tới 350 độ C trong buồng không có oxy để tạo ra than sinh học.

Trên thế giới, khoảng 50 tỷ tấn cát và sỏi được khai thác mỗi năm, chủ yếu để sử dụng làm bê tông. Việc khai thác nó thường hủy hoại môi trường và ngày càng cạn kiệt.

Xi măng, được tạo ra bằng cách nung hỗn hợp đá vôi và đất sét đến khoảng 1.500 độ C, là nguyên nhân gây ra phần lớn lượng khí thải của bê tông. Việc tạo ra bê tông chiếm khoảng 8% lượng khí thải trên thế giới.

Trong khi đó, hàng tỉ tấn bã cà phê được tạo ra trên toàn cầu và hầu hết được đưa đến bãi chôn lấp, nơi chúng thải ra khí mê-tan khi phân hủy, là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất.

Nếu công nghệ mới này được ứng dụng vào thực tế thì tại Australia có khoảng 75.000 tấn bã cà phê mỗi năm sẽ được biến thành than sinh học, thay thế cho 675.000 tấn cát trong bê tông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel xác nhận 8 binh sĩ của nước này đã thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra ở thành phố Rafah, cực Nam của dải Gaza.

Ông Pellegrini, thành viên trong liên minh cánh tả theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Robert Fico, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này vào tháng 4.

Tổng thống nước chủ nhà Viola Amherd cho rằng cộng đồng quốc tế nên chuẩn bị cho khả năng diễn ra đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan và đó là lý do hội nghị này diễn ra.

Hàng ngàn người biểu tình tập trung tại Paris ngày 15/6 để phản đối sự trỗi dậy mạnh mẽ của đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu trong cuộc bầu cử châu Âu.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại một khu nghỉ dưỡng trên núi ở Thụy Sĩ để thúc đẩy sự ủng hộ cho các đề xuất hòa bình của Ukraine. Tuy nhiên, sự kiện này vắng Trung Quốc và bị Nga bác bỏ vì cho rằng lãng phí thời gian.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ không ngừng cho Ukraine và công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho ngành năng lượng của nước này.