Biến bãi rác thành sân chơi 'xanh' vì cộng đồng

Dự án 'Sân chơi Công viên Vườn rừng Phúc Tân' được hình thành từ dự án biến bãi rác thành sân chơi do các tổ chức xã hội phối hợp với các đơn vị chức năng của quận Hoàn Kiếm triển khai. Sau một năm lên kế hoạch khảo sát, đến nay khu sân chơi sạch đẹp đã dần được hình thành.

Thật khó tưởng tượng được rằng cách đây khoảng bốn tháng, nơi đây còn là điểm tập kết phế thải của khu dân cư trong nhiều năm, khối lượng rác rất lớn. Để có không gian sạch làm sân chơi trong vòng một tháng, cộng đồng dân cư đã chung tay dọn dẹp rác thải, trồng cây kiến tạo sân chơi rộng rãi với đầy đủ thiết bị vui chơi thể thao cho cư dân ở khu vực. Cứ sau giờ tan học, em Quách Yến Linh cùng nhiều trẻ em ở tổ dân phố số 1 phường Phúc Tân, lại rủ nhau ra sân chơi để thư giãn.

Sân chơi rộng rãi với đầy đủ thiết bị vui chơi thể thao cho cư dân

Em Quách Yến Linh, cư dân tổ dân phố số 1 phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Con rất thích không gian nơi đây. Con hay ra chơi với các bạn con. Con mong muốn có thêm nhiều thiết bị vui chơi."

Trên diện tích 1000m2, sân chơi bao gồm các hạng mục như khu xích đu sân bóng rổ, bãi cát vườn hoa, đường tiếp cận xe lăn. Tâm điểm của không gian này là thiết kế bằng gỗ mang hình dáng một con rồng lớn vươn mình bay lên được gọi là hệ chơi hình rồng. Hình tượng rồng này được đặt trọn trong vị trí gần với cây cầu Long Biên, tạo một bối cảnh rất đẹp mắt và ý nghĩa về cây cầu nổi tiếng của Hà Nội. Đây là thiết kế chủ đạo của sân chơi, vừa là nơi để trẻ em chơi các trò vận động, đồng thời giúp các em hiểu thêm và trân trọng lịch sử văn hoá bồi đắp tình yêu đối với nơi mình sinh sống.

Tâm điểm của không gian là thiết kế bằng gỗ mang hình dáng một con rồng lớn vươn mình bay lên được

Công viên vườn rừng Phúc Tân thể hiện tính nhân văn là thông điệp xuyên suốt ở dự án này lấy con người làm trung tâm. Công trình này cũng hướng tới bảo vệ hệ sinh thái và môi trường sống của người dân. Đó là chỉ sử dụng vật liệu tự nhiên thân thiện và các loại vật liệu tái chế, nhằm bảo vệ môi trường.

Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, với một cái cách tiếp cận từ cộng đồng, người dân được tham gia từ việc xây dựng ý tưởng rồi trực tiếp tham gia triển khai cùng với các chuyên gia rồi cùng thợ thi công. Ông chia sẻ: "Chúng ta khẳng định rằng là trước tiên xây dựng sự gắn kết của bà con đối với địa phương, hai nữa là qua đây người dân sẽ thay đổi ý thức hơn trong bảo vệ môi trường mà họ đang cư trú."

Tính nhân văn của dự án 'Sân chơi Công viên Vườn rừng Phúc Tân'

Sau giai đoạn một của không gian vườn rừng Phúc Tân, UBND phường Phúc Tân và Quận Hoàn Kiếm đã có kế hoạch mở rộng thêm 6000m2 đến phần tiếp giáp địa bàn phường Chương Dương, nhằm hoàn thiện không gian tổng thể của công viên, vườn rừng tại bờ sông Hồng,

Dự án vừa góp phần chống lấn chiếm hệ thống sông hồ, vừa tạo thêm điểm vui chơi không gian công cộng cho người dân, đồng thời khai thác các hoạt động văn hoá du lịch ven sông Hồng, ngay khu vực trung tâm Thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 6/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Xuân nhân ái – Tết sẻ chia”, trao quà từ quỹ “Vì người nghèo”.

Nỗ lực dọn vệ sinh môi trường để hạn chế ô nhiễm, Thành phố cũng luôn giữ gìn những lá phổi xanh, trong đó có Vườn Quốc gia Ba Vì. Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 60km, không gian xanh mát này một điểm đến hấp dẫn đối với người dân và du khách vào dịp cuối tuần.

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho người dân, Công ty môi trường đô thị Urenco đã điều chỉnh thời gian phun nước rửa đường, tăng lượt phun rửa làm sạch các tuyến phố.

Theo công bố kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Hà Nội tiếp tục xếp vị trí đầu bảng, khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Năm 2024, Sở GTVT Hà Nội đã hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt giai đoạn 1.