Biến dạng chân trái vì căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Gần đây, Bệnh viện Da liễu trung ương tiếp nhận một trường hợp nhiễm nấm Chromoblastomycosis. Bệnh lý này gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là một trong những bệnh nấm dưới da phổ biến nhất, từng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Bệnh nhân nữ (47 tuổi, dân tộc Thái, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thường xuyên làm nương rẫy tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn. Bệnh diễn biến 3 năm nay, ban đầu là một số tổn thương sẩn sùi ở mu chân trái, tổn thương không ngứa, không đau, tiến triển từ từ. Vì không quá ảnh hưởng đến chức năng nên bệnh nhân không đi khám ngay.

1 năm trước, tổn thương tiến triển nhanh, với những khối sùi lớn, chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân trái, bệnh nhân bắt đầu lo lắng và đi khám tại bệnh viện huyện, được chẩn đoán và dùng thuốc không rõ loại, bệnh càng ngày một nặng lên.

Hiện tại tổn thương là mảng sùi kích thước lớn chiếm toàn bộ mu chân, cẳng chân, lan đến đùi bẹn, tổn thương chắc, bề mặt khá nhiều “black dots”, gây biến dạng toàn bộ mu chân và 1/3 dưới cẳng chân trái, một số tổn thương chảy dịch, bốc mùi hôi, bệnh nhân đi lại khó khăn và hạn chế.

Tổn thương nấm Chromoblastomycosis gây biến dạng chân trái ở thời điểm mới nhập viện. (Ảnh: BVCC)

Xét nghiệm nấm soi tươi tại tổn thương thấy có tế bào nấm hình tròn, thành dày, màu vàng nâu, kích thước lớn hướng tới Chromoblastomycose.

Xét nghiệm mô bệnh học cho kết qura thượng bì quá sản mạnh, có quá sản dạng giả u. Trung bì xâm nhập viêm dạng u hạt với thành phần hỗn hợp tế bào lympho, tế bào khổng lồ đa nhân, tế bào bán liên, bào tử nấm ở trung tâm u hạt, màu vàng nâu, không có hoại tử bã đậu. Nhuộm PAS tìm nấm kết quả dương tính. 

Xét nghiệm vi nấm nuôi cấy và định danh bằng phương pháp thông thường có nấm Cladosporum mọc, một trong 3 loài nấm chính gây Chromoblastomycosis. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh nấm Chromoblastomycosis.

Bệnh nhân được điều trị nội trú tại Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, bệnh viện Da liễu trung ương với thuốc kháng nấm Itraconazole liều 400mg/ngày, áp lạnh bằng Nitơ lỏng, đốt plasma tổn thương sùi to, chườm ấm hằng ngày bằng túi chườm, ngâm chân thuốc tím. Sau 3 tuần điều trị, tổn thương đã cải thiện rõ rệt, bệnh nhân được xuất viện và hen tái khám sau 1 tháng.

Tổn thương nấm Chromoblastomycosis sau 3 tuần điều trị. (Ảnh: BVCC)

Theo các bác sĩ đây là bệnh lý nấm sâu của da và tổ chức dưới da, tổn thương lớn gây biến dạng chi, nên cần thời gian điều trị và quản lý kéo dài. Vì vậy, bác sĩ điều trị đã tư vấn bệnh nhân trang bị đầy đủ trang phục phòng hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất đá, nguồn nước không vệ sinh để không bị tái phát.

Các bác sĩ khuyến cáo khi người bệnh có bất kỳ vấn đề về sức khỏe làn da, cần đến khám kịp thời tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện, trang thiết bị nhằm chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh những trường hợp đến khám quá muộn, gây chậm trễ trong điều trị và rất khó để hồi phục hoàn toàn như trường hợp trên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.