Biến di sản văn hóa thành 'tài sản'

Hà Nội là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng khi có gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa. Kho tàng di sản đồ sộ này được ví như kho báu của dân tộc, thế nhưng, vấn đề là làm thế nào để biến những di sản đó thành tài sản, trở thành nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội?

Đã có thời gian trụ trì cụm di tích đình - đền - chùa Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) gần 10 năm nay, ni sư Thích Đàm Hiếu vui mừng khi mới đây, cụm di tích này được thành phố công nhận là Điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt. Vào ngày hội, có khoảng 2.000 khách đến với cụm di tích này, ni sư Thích Đàm Hiếu cho biết.

Để khai thác tiềm năng của di tích, quận Hai Bà Trưng đã tích hợp nhiều tiện ích ứng dụng trên các nền tảng số, nhờ đó khách du lịch có thể dễ dàng tra cứu thông tin khi tìm hiểu về di tích. Để tăng thêm sự chân thực trong trải nghiệm, ứng dụng cũng đã sử dụng những hình ảnh 3D sinh động của các hiện vật lịch sử được tích hợp âm thanh, video, hình ảnh, bài viết thuyết minh tạo trải nghiệm đa phương tiện cho người dùng.

Bà Kim Thị Thu, Chủ tịch UBND phường Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) cho biết: địa phương cũng đã đề nghị các trường học trên địa bàn, trong tiết giáo dục lịch sử phải có một tiết thực tế để đưa học sinh đến trực quan ngay tại quần thể di tích, nhằm giúp các em hiểu, tự hào về truyền thống dân tộc.

Để biến di sản thành tài sản cần một lộ trình dài hơi, cũng như khơi thông nguồn lực văn hóa cần những giải pháp vừa mang tính tổng thể vừa mang sáng kiến phù hợp với mỗi địa phương. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của chính quyền và sự chung tay của người dân chính là cơ hội để những di sản này phát triển bền vững, trở thành nguồn lực phát triển kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.

Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.

Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.