Biển Đỏ dậy sóng sau cuộc không kích của Mỹ và Anh

Trong hai ngày 12 và 13/1, lực lượng liên quân Mỹ - Anh đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở do phong trào Houthi kiểm soát ở Yemen. Những diễn biến này đã khiến Biển Đỏ dậy sóng, làm dấy lên lo ngại rằng những mồi lửa chiến tranh có thể lan ra khắp Trung Đông, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza tiếp tục căng thẳng, khó lường.

Với sự hỗ trợ của nhiều đồng minh, đối tác, quân đội hai nước Mỹ và Anh đã dồn dập tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen. 150 tên lửa và bom dẫn đường các loại đã được sử dụng để nhằm vào gần 30 địa điểm của Houthi tại Yemen, bao gồm trung tâm chỉ huy, kho đạn dược, cơ sở sản xuất vũ khí. Các cuộc tấn công này là phản ứng quân sự mạnh mẽ nhất nhằm chống lại chiến dịch tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Houthi ở Biển Đỏ, một trong những tuyến thương mại hàng hải quan trọng nhất thế giới, làm gián đoạn thương mại quốc tế.

Liên quân Mỹ - Anh không kích lực lượng Houthi ở Yemen.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu: “Các lực lượng quân sự Mỹ cùng Vương quốc Anh với sự hỗ trợ từ Australia, Bahrain, Canada và Hà Lan đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào một số mục tiêu ở Yemen do phiến quân Houthi sử dụng nhằm gây nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải ở Biển Đỏ.”

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng khẳng định sẽ tiếp tục tấn công nếu lực lượng Houthi còn tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ.

Các tay súng Houthi phản đối cuộc không kích của Mỹ.

Trong khi đó, Houthi khẳng định, các cuộc tấn công trên tuyến đường vận chuyển ở Biển Đỏ nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với người Palestine và phong trào Hồi giáo Hamas. Không lâu sau khi liên quân Mỹ - Anh thực hiện các cuộc không kích đầu tiên, Houthi đã tiến hành tấn công trả đũa nhằm vào các tàu chiến của Mỹ và Anh ở Biển Đỏ.

Houthi có khoảng 20.000 tay súng cùng với kho vũ khí tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái đáng gờm. Các cơ sở chiến lược của Mỹ với hàng nghìn nhân viên ở Qatar, Bahrain và Kuwait đều nằm trong tầm bắn. Theo giới quan sát, trong bối cảnh các nhóm thân Iran hiện diện khắp Trung Đông, có thể tấn công những mục tiêu của Israel và Mỹ, nguy cơ xảy ra xung đột khắp khu vực này đã hiện hữu.

Houthi tập trận đe doạ trả đũa Mỹ.

Trong khi đó, Iran đã phát đi tín hiệu có thể can dự trực tiếp hơn vào cuộc xung đột trên biển khi tàu hải quân nước này hôm 11/1 bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Quần đảo Marshall ở vịnh Oman.

Nhiều quốc gia Trung Đông đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao về nguy cơ xung đột lan rộng. Không chỉ những nước trước nay vẫn ủng hộ Houthi mà cả những nước đã và đang đối đầu với lực lượng này đều bày tỏ quan ngại về chiến dịch không kích của liên quân do Mỹ và Anh đứng đầu.

Không thể không quan ngại khi các cuộc không kích đã đánh dấu lần đầu tiên Mỹ và Anh chủ động tấn công vào các mục tiêu của Houthi ở bên trong lãnh thổ Yemen. Hiện vẫn còn những tranh cãi về việc liệu các cuộc không kích có đủ cơ sở pháp lý theo luật quốc tế hay không. Nhưng có một điều rõ ràng, đó là những cuộc không kích đã chính thức đưa Mỹ và Anh trở thành một bên tham gia trực tiếp vào các điểm nóng hiện nay ở Trung Đông.

Theo quan điểm của Mỹ, ít nhất một cách công khai, các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Houthi là để thiết lập lại khả năng răn đe, về cơ bản gửi đi một tín hiệu cảnh báo rằng các cuộc tấn công tiếp tục ở Biển Đỏ sẽ phải đối mặt với vũ lực.

Washington đã thực hiện một động thái tương tự vào tuần trước khi tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Baghdad, khiến một nhân vật cấp cao của lực lượng dân quân Iraq thiệt mạng, để đáp trả các cuộc tấn công của lực lượng này và các nhóm khác nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ đặt tại Iraq.

Người dân Yemen biểu tình chống Mỹ.

Tuy nhiên, chiến lược này của Washington đi kèm với không ít rủi ro. Tại Iraq, cuộc tấn công vào tuần trước ở Baghdad đã một lần nữa làm dấy lên làn sóng chống Mỹ, khiến Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani tuyên bố rằng ông sẽ bắt đầu quá trình rút lực lượng Mỹ khỏi nước này, cho rằng hiện diện của Mỹ đang gây bất ổn trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza lan rộng ra khu vực.

Ở Yemen, cũng có nguy cơ tương tự khi Houthi có thể hưởng lợi từ vị thế khu vực và trong nước được nâng cao, khi Mỹ tấn công một lục lượng dù không được quốc tế công nhận như Chính phủ Yemen nhưng lại kiểm soát phần lớn diện tích đất nước này. Ngoài ra, các cuộc không kích cũng có thể khơi lại cuộc chiến giữa phong trào Houthi và các lực lượng chính phủ.

Điều quan trọng nhất đối với Washington là nếu các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ vẫn tiếp tục ngay cả sau những cuộc tấn công của lực lượng liên quân, viễn cảnh này sẽ làm nổi bật những hạn chế về khả năng của Washington trong việc định hình những diễn biến an ninh trong khu vực. Đối với Mỹ và vai trò an ninh của nước này ở Trung Đông, đây có thể là cái giá phải trả lớn nhất cho cuộc xung đột với Houthi.

Liệu Biển Đỏ có thể "lặng sóng"?

Tuyên bố từ Chính phủ Anh cho biết, sẽ không có thêm các cuộc không kích nào nữa trong những ngày tới. Chiến dịch vừa được lực lượng liên quân Anh và Mỹ tiến hành trong ngày 12/1 sẽ chỉ thực hiện một lần mà thôi, nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc căng thẳng sẽ được “gói ghém” tại đây hay không? Ai cũng thấy rằng lực lượng Houthi sẽ hầu như không thể bị loại bỏ khỏi Trung Đông. Vậy để Biển Đỏ hay Trung Đông “lặng sóng”, không có cách nào khác là các bên phải đạt được một thỏa thuận. Đó có thể là thỏa thuận công khai hay một thỏa thuận ngầm, nhưng cần bao gồm cả lực lượng Houthi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.

Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.

Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.

Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.