Biến đổi khí hậu càn quét châu Á | Nhìn ra thế giới | 02/07/2023

Theo các báo cáo khí hậu, mức độ dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu của châu Á đang tăng cao, được dự báo sẽ gây ảnh hưởng lên 48,3 triệu người với tổng thiệt hại kinh tế 35,6 tỷ USD, cao hơn mức trung bình của 2 thập kỷ qua. Trong đó, tình trạng nắng nóng gia tăng liên tục được cảnh báo sẽ tác động nghiêm trọng đến nhiều nước châu Á từ nay đến giữa thế kỷ này. Mới đây các bang miền bắc Ấn Độ như Bihar và Uttar Pradesh ghi nhận nền nhiệt dao động từ 42-45 độ, trong khi thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc những ngày cuối tháng 6 liên tiếp ghi nhận nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ, diễn biến chưa từng xảy ra trong 70 năm qua và lập kỷ lục mới về những ngày nóng nhất trong tháng 6.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những cuộc bầu cử lớn tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có thể dẫn tới sự thay đổi nhà lãnh đạo, với quan điểm, tư duy hoàn toàn khác biệt. Kết quả bầu cử thậm chí tác động sâu rộng đến cục diện địa chính trị toàn cầu, trong đó có những điểm nóng như xung đột Nga – Ukraine.

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra tháng trước đã khiến nhiều lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải bất ngờ khi các đảng cực hữu đã giành được sự ủng hộ vượt trội so với trước đó. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo ngại về những tác động lớn trong và ngoài khu vực.

Nước Pháp vừa chứng kiến thắng lợi “chưa từng có” của Đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu trong vòng 1 cuộc bầu cử Quốc hội Pháp. Kết quả này ngoài đưa nước Pháp bước vào một chương mới, với một chính phủ cực hữu đầu tiên trong lịch sử đất nước, thì còn được xem là một thất bại lớn đối với Tổng thống Emmanuel Macron.

Phần thể hiện của Tổng thống Joe Biden tại cuộc đối đầu ở Atlanta, được hơn 50 triệu người theo dõi, đã gây ra sự hoảng loạn, bất ổn. Hàng loạt bài xã luận và nhà bình luận kêu gọi ông Biden (81 tuổi) rời bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng.

Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 14 của Iran diễn ra cuối tuần qua gây bất ngờ khi không có ai trong số bốn ứng viên giành được chiến thắng tuyệt đối (tức là trên 50% phiếu bầu). Như vậy, hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ tiếp tục bước vào vòng bầu cử thứ hai dự kiến diễn ra vào ngày 5/7 tới.

Liên minh châu Âu (EU) cùng các quốc gia khác như Brazil, Canada hay Kazakhstan đang lên kế hoạch để bảo tồn hệ sinh thái và các loài động vật quý hiếm bên bờ tuyệt chủng.