Biến đổi khí hậu tàn phá các rạn san hô ở Bali

Đời sống của các sinh vật thủy sinh ở bờ biển phía bắc đảo Bali, Indonesia, đang bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước biển tăng cao do biến đổi khí hậu, nặng nề nhất là các rạn san hô.

Trước kia, các rạn san hô ở đây từng rực rỡ và đầy màu sắc, nay đã lần lượt chuyển sang màu trắng.

Trong 16 năm qua, nhà bảo tồn người Indonesia Nyoman Sugiarto đã nỗ lực bảo vệ các rạn san hô gần làng Bondalem của ông. Nhưng công việc đó dần trở nên vô nghĩa khi hiện tượng tẩy trắng san hô xuất hiện gần đây.

Tẩy trắng san hô xảy ra khi san hô đẩy tảo sống trong mô ra ngoài. Không có tảo, san hô không còn màu sắc rực rỡ nữa.

Ông Nyoman Sugiarto cho rằng nguyên nhân đến từ việc nhiệt độ nước biển ấm hơn do biến đổi khí hậu gây ra: “San hô đã bị tẩy trắng gần 90%. Chúng tôi rất sốc bởi không chỉ san hô tự nhiên mà rất nhiều san hô chúng tôi trồng đã chết”.

San hô bị tẩy trắng.

Theo Bộ du lịch Indonesia, 18% tổng số rạn san hô trên thế giới nằm ở Indonesia. Mặc dù san hô ở vùng này có xu hướng phục hồi nhanh nhưng các chuyên gia cho rằng tốc độ không đủ để chạy đua với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ông Sugiarto vẫn quyết tâm tiếp tục chiến dịch bảo tồn san hô và truyền cảm hứng sứ mệnh này cho những người trẻ Indonesia.

Ông Nyoman Sugiarto cho biết: "Chúng tôi hy vọng nhiều người hơn nữa nhận thức được tình trạng này và hành động cùng chúng tôi. Tôi mong có thể phục hồi tất cả san hô từng tồn tại ở làng Bondalem vì chúng thật sự rất đẹp".

Vào tháng 4, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết hơn 50% rạn san hô ở các đại dương đang phải chịu áp lực tẩy trắng. Đây là đợt tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư trong ba thập kỷ qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.

Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.

Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.

Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.

Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.

Con số cập nhật mới nhất cho thấy, có 5 người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em và ít nhất 200 người bị thương sau khi chiếc xe BMW lao vào đám đông tại chợ Giáng sinh Magdeburg của Đức.