Biển Đông: Bão nối tiếp bão
Biển Đông sẽ đón bão Saola, bão số 3 trong năm 2023 trong khoảng 48 giờ nữa. Cùng lúc đó, bão Haikui cũng mới hình thành, cách bão Saola khoảng 1.500km về phía Đông.
Cơ quan khí tượng đặc biệt lưu ý, tương tác của hai cơn bão sẽ khiến quỹ đạo của bão Saola còn phức tạp và khó lường.
Cụ thể, hiện nay (29/8), một cơn bão rất mạnh có tên quốc tế là Saola đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông (Philippines).
Hồi 13h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 123,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 5-10 km/h.
Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, khoảng 10 km/h, trong 24-48 giờ tới bão di chuyển Tây Tây Bắc, 10-15 km/h, di chuyển vào Biển Đông và có khả năng cao đây sẽ là cơn bão số 3 trong năm 2023.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng thông tin, cùng với hoạt động của bão Saola, lúc này ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, cách bão Saola khoảng 1.500km về phía Đông cũng đang tồn tại một cơn bão mạnh khác, có tên quốc tế là Haikui.
Bão Haikui mới hình thành, cường độ mạnh cấp 8. Sự xuất hiện của bão này sẽ tạo ra hiệu ứng bão đôi trên Tây Bắc Thái Bình Dương, khiến cho đường đi của bão Saola sẽ có những diễn biến phức tạp.
Theo cơ quan khí tượng, sự xuất hiện của bão Haikui sẽ tương tác với bão Saola tạo ra hiệu ứng bão đôi, hay còn gọi là hiệu ứng Fujiwara.
Với tương tác Fujiwara xuất hiện, đường đi của bão Saola đã có nhiều thay đổi. Dự báo ban đầu bão đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào khu vực Phúc Kiến (Trung Quốc).
Nhưng trong 1-2 ngày gần đây, bão Saola theo dự báo của các Trung tâm dự báo bão quốc tế bắt đầu có sự thay đổi về hướng dịch chuyển, lệch hơn về phía Nam và đi vào Biển Đông trong khoảng 30 đến 48 giờ tới.
(Nguồn: Tổng hợp)
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
0