Biến nhà xưởng cũ thành không gian nghệ thuật sáng tạo

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 26/11 tại 17 quận, huyện của thành phố. Nhiều di sản công nghiệp của Hà Nội như: Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu… sẽ trở thành những không gian văn hóa, sáng tạo, nơi diễn ra các hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo.

Trong số hơn 20 triển lãm tại tuyến chính, riêng các phân xưởng Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã trở thành không gian của 16 triển lãm, kết hợp hiệu ứng thị giác mới lạ với các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ít ai có thể tưởng tượng rằng những khu nhà xưởng cũ kỹ như thế này có thế trở thành không gian sáng tạo nghệ thuật. Cả tháng nay trong một phần phân xưởng 3B1, họa sỹ Thu Trần tất bật chuẩn bị cho triển lãm sắp đặt hội họa với hơn 40 tác phẩm tranh lụa.

Cùng với nỗ lực biến di sản công nghiệp trở thành không gian sáng tạo mới, Tháp nước Hàng Đậu, công trình kiến trúc gần 130 tuổi tại Hà Nội cũng được cải tạo, lần đầu tiên mở cửa đón du khách tham quan, trải nghiệm. Họa sỹ Nguyễn Đức Phương và các cộng sự đang làm việc âm thầm, lắng nghe từng chuyển động của âm thanh, của nước

Lễ hội thiết kế sáng tạo năm nay là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Trong xuyên suốt Lễ hội, từ ngày 17 đến 26/11, dự kiến có hơn 60 hoạt động văn hóa được tổ chức tại tuyến địa điểm chính của Lễ hội là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Vạn Xuân; Ga Long Biên; Ga Gia Lâm và các hoạt động, sự kiện văn hóa trên địa bàn 17 quận huyện thị xã tại Hà Nội. Lễ hội có sự tham gia của hơn 200 đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ thuộc các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ đã đang tích cực tham gia ý tưởng và đồng hành cùng chương trình./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.