Biến thể JN.1 mới, ghi nhận ở TP HCM

Theo Tổ chức Y tế thế giới, biến thể JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm, chưa có biến đổi về độc lực và gia tăng số mắc nhưng có nguy cơ né tránh miễn dịch. Nên Việt Nam cũng cần cảnh giác phòng chống dịch, hạn chế ca nặng, tử vong, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Sáng nay (24/1), tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm 2024, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TP Hồ Chí Minh báo cáo cụ thể về việc phát hiện biến thể phụ JN.1 ở người mắc COVID-19.

Bà Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn.

Tiến trình phát hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 năm 2023 do nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và OUCRU thực hiện vào tháng 12/2023 từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tháng 12/2023.

Biến thể phụ JN.1 đang gia tăng nhanh trên toàn cầu. Ảnh: Thehindu

Cụ thể, ghi nhận có 12/16 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1, ngoài ra có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca BA.2.86.1 và 1 ca XDD. Dấu hiệu đáng lo ngại là số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong 6 tuần gần đây.

Bà Hồng Nga cho biết, số liệu giám sát của HCDC, từ ngày 18/12/2023 đến hết ngày 22/1/2024, các bệnh viện của TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 94 ca COVID-19 điều trị nội trú đến từ TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Trong 94 bệnh nhân nội trú nói trên có 17 ca bệnh nặng phải thở oxy, không có ca tử vong do COVID-19. Tất cả ca bệnh nặng đều là người thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền nặng) và chưa tiêm chủng đủ các mũi vaccine COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. "Ngành y tế thành phố đã chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn dõi sát các ca bệnh COVID-19 nhập viện", bà Nga nói.

Về thông tin này, ông Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại các biến thể của SARS-CoV-2 thành bốn nhóm: Biến thể cần quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể được theo dõi, biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: SKĐS

"Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới biến thể JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm, không có bằng chứng độc lực tăng lên dù số mắc có dấu hiệu tăng. Chúng ta không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng", ông Đức nói.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc COVID-19, giảm 82,4 lần so với 2022; không có trường hợp nào tử vong. Trong hai tuần đầu năm 2024 ghi nhận 419 ca mắc COVID-19 và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố; số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả

Theo Bộ Y tế, những tuần đầu năm 2024, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu cũng gia tăng bệnh lây qua đường hô hấp như COVID-19, cúm mùa, vi rút hợp bào hô hấp... với nhiều biến thể mới, Việt Nam cũng cần cảnh giác phòng chống dịch, hạn chế ca nặng, tử vong, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.