Biến thể phụ XBB.1.5​ chưa xuất hiện tại TP. Hồ Chí Minh

Mặc dù trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện biến thể XBB của chủng Omicron nhưng chưa ghi nhận sự lưu hành của biến thể phụ XBB.1.5 - một nhóm phụ của XBB đang gây nên làn sóng lây nhiễm mới tại Mỹ từ tháng 10/2022 đến nay. Đây là khẳng định của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, ngày 4/1, Sở Y tế TP. HCM nhận được thông báo kết quả giải trình tự gene từ Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, phát hiện 3/52 mẫu phết họng của bệnh nhân Covid-19 có biến thể XBB trong tháng 12/2022. Các bệnh nhân hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Theo kết quả này, chiếm ưu thế vẫn là biến thể BA.2.75. 

Bên cạnh đó, hệ thống giám sát biến thể SARS-CoV-2 từ cộng đồng trên địa bàn Thành phố (do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Pasteur Thành phố thực hiện) ghi nhận có ba mẫu là biến thể XBB, xuất hiện vào trung tuần tháng 11/2022. Như vậy, cả 2 hệ thống giám sát tại bệnh viện và cộng đồng của TP. HCM đều chưa phát hiện biến thể XBB.1.5 của chủng Omicron.

Sở Y tế TP.HCM khẳng định hai hệ thống giám sát tại bệnh viện và tại cộng đồng đều chưa phát hiện biến thể XBB.1.5.

Biến thể XBB là biến thể thuộc chủng Omicron đã lưu hành tại 35 quốc gia trên thế giới từ tháng 10/2022. Tại châu Á, biến thể này xuất hiện tại Singapore, Ấn Độ… Biến thể phụ XBB.1.5 là nhóm phụ của XBB đang lưu hành tại Mỹ từ tháng 10/2022. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể phụ XBB và XBB.1.5 gây bệnh nặng hơn so với các biến thể khác của Omicron.

Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, biến thể phụ XBB.1.5 đã xuất hiện tại 25 quốc gia trên thế giới (Mỹ, các nước châu Âu, Hàn Quốc…). Tại Việt Nam, do sự gia tăng giao lưu đi lại của người dân vào dịp lễ, Tết, sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 trong thời gian tới là khó tránh khỏi. 

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho thấy số ca mắc Covid-19 mới từ trung tuần tháng 11/2022 đến nay là 208 trường hợp/tuần, thấp hơn thời gian trước đó. Số ca nặng điều trị tại các bệnh viện giảm nhẹ, hiện còn 7 trường hợp do bệnh nền đi kèm đang được thở máy. Trong đó, 4 ca từ viện tỉnh chuyển đến.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng, Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho hay XBB thuộc biến thể Omicron xuất hiện từ việc tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1 và BA.2.75.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy biến thể phụ này không làm tăng độc lực của virus nhưng có khả năng lẩn tránh miễn dịch một phần. Vì vậy, các biến thể phụ này làm tăng nguy cơ tái nhiễm COVID-19 ở người đã từng nhiễm với các biến chủng COVID-19 cũ. Tuy nhiên, có thể sẽ không gia tăng nguy cơ tái nhiễm ở người đã bị nhiễm các biến chủng Omicron.

Dù các biến chủng XBB có hiện tượng lẩn tránh miễn dịch nhưng khả năng xâm nhập vào tế bào bị kém hơn nên khả năng lây lan của biến chủng XBB bị giảm hơn so với các biến chủng Omicron khác.

Tại Việt Nam, việc giao lưu đi lại của người dân vào dịp lễ Tết tăng cao nên sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Điều quan trọng là tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không mắc bệnh nặng, giảm nguy cơ tử vong đối với các biến thể của Omicron theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Theo Sở Y tế TP.HCM, tháng 9/2022, miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 tại TP.HCM đạt 98,7%. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ cộng đồng của vắc xin sẽ giảm theo thời gian nếu người dân không tham gia tiêm hoặc không tiêm nhắc lại đúng theo quy định. 

Hiện nay, TP.HCM vẫn tổ chức nhiều điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại các điểm tiêm cố định trong cộng đồng, tại các bệnh viện. Đồng thời, đang xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 xuyên Tết Quý Mão.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kobayashi - hãng dược phẩm có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, đã thu hồi thực phẩm chức năng của hãng khiến hai người tử vong và hơn 100 người nhập viện.

Đang ăn tối tại một nhà hàng tại Đà Nẵng, nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, gã quỵ xuống đất, mất ý thức, nữ điều dưỡng A9 Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời tiếp cận, ép tim cấp cứu người bệnh. Nhờ nắm bắt được "thời điểm vàng" cô đã cứu sống được vị khách du lịch.

Theo Bộ Y tế, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi trên người có nguồn gốc từ động vật. Với bệnh lây truyền từ động vật, khó kiểm soát nguồn lây, khó khăn cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.

Thời điểm này được xem là “mùa” của thuỷ đậu do vi rút gây bệnh sinh sôi và phát tán nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Tiêm vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra.

Sau ca tử vong do mắc cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Kháng thuốc là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Đây là nỗi sợ hãi của các bác sĩ khi các phác đồ điều trị không đạt hiệu quả.