Biệt thự, liền kề chục tỷ đồng bỏ hoang
Bị ngập nặng và bỏ hoang, nhiều biệt thự, shophouse có giá hàng chục tỷ đồng tại khu đô thị An Khánh trở thành địa điểm câu cá.
Nhà liền kề cả chục tỷ bỏ hoang thành nơi trú nắng, che mưa của những lao động nghèo. Thậm chí còn được cải tạo sơ bộ để cho thuê trọ với giá rẻ.
Không khó để bắt gặp những hình ảnh này tại những khu đô thị mới. Từ Phú Lương, Dương Nội quận Hà Đông đến An Khánh, Kim Chung - Di Trạch ở huyện Hoài Đức.
Khu đô thị Lideco - huyện Hoài Đức đã hoàn thành cách đây cả chục năm. Khoảng 650 biệt thự và liền kề đã được xây dựng thô. Nhưng đến hơn 70% ngôi nhà vẫn trong tình trạng để hoang hóa.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn - Thị trấn Trạm Trôi - Huyện Hoài Đức chia sẻ: "Những căn biệt thự, nhà liền kề này đều đã có chủ, nhưng có lẽ họ không mua để ở chỉ chờ được giá thì đẩy đi kiếm lời. Hiện giá nhà ở đây đã lên quá cao, không bán được nên họ cứ để hoang như vậy đã chục năm nay".
Tình trạng này còn diễn ra ở các dự án như: An Lạc Green Symphony, Nam An Khánh, khu đô thị Vườn cam rồi khu đô thị mới Vân Canh nằm dọc theo tuyến đường Vành đai 3.5 chuẩn bị hoàn thành.
Kế đến là những khu đô thị dọc đường Lê Trọng Tấn kéo dài đến tận đường Văn Khê. Từ khu đô thị Phú Lương, Văn Phú đến Geleximco và khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Bà Phan Thị Hồng - Khu đô thị Dương Nội - Quận Hà Đông cho hay: "Hai bên nhà tôi người ta đã mua cả rồi và đã có chủ hết. Vì một lý do nào đó người ta không bán, không cho thuê. Tất nhiên là nhà có chủ mà đi vắng thì sẽ xuống cấp và điều này sẽ là một sự phí phạm".
Số lượng nhà để hoang ước tính cũng lên tới hàng chục nghìn căn. Với giá trung bình đang rao bán trên dưới 2 chục tỷ một căn liền kề và cao hơn gấp đôi nếu là biệt thự thì lượng tiền bị chôn vào bất động sản đã lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Như các căn biệt thự, liền kề, những tấm biển bán và cho thuê nhà cũng cũ nát theo thời gian. Không biết đã có bao nhiêu giao dịch được thực hiện, nhưng ngôi nhà thì vẫn chưa có người đến ở.
Đầu cơ biệt thự, nhà liền kề rồi để hoang. Bộ mặt những khu đô thị mới đang trở nên nhếch nhác. Một số tiền rất lớn đang bị chôn vào bất động sản, trong khi nhà nước vẫn còn thiếu nguồn lực dành cho phát triển nhà ở xã hội, người có nhu cầu thực vẫn chật vật kiếm tìm một nơi an cư ổn định
Đầu cơ, thổi giá đang khiến giá nhà, đất vượt xa giá trị thực. Người có nhu cầu thực càng khó khăn trong việc mua nhà. Ngay cả với phân khúc chung cư - vốn được xem hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người, đến nay cũng trở nên ngáo giá.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0