Biểu tình đòi đóng cửa căn cứ không quân Mỹ ở Đức

Rất đông người biểu tình từ nhiều nước châu Âu, trong đó có Đức, Áo và Pháp đã tập trung tại thành phố Kaiserslautern, Tây Nam nước Đức, yêu cầu đóng cửa Căn cứ Không quân Ramstein của Lực lượng Không quân Mỹ ở Đức.

Đồng thời kêu gọi các nước phương Tây theo đuổi giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine. Gần 1.000 người biểu tình đã tập trung tại khu vực trung tâm thành phố Kaiserslautern, chỉ trích các động thái của Mỹ và các cường quốc phương Tây khác nhằm leo thang xung đột, gây ảnh hưởng đến sự ổn định và hòa bình trong khu vực.

Theo những người biểu tình, kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Mỹ đã tăng dần nguồn viện trợ quân sự cho Ukraine, khiến tình hình xung đột kéo dài và phức tạp.

Gần 1.000 người biểu tình đã tập trung tại khu vực trung tâm thành phố Kaiserslautern

Ngoài ra, những người biểu tình còn kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine tham gia đàm phán và giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp ngoại giao.

Được xây dựng vào năm 1951, căn cứ Không quân Ramstein, nằm ở bang Rhineland-Palatinate của Đức, là trụ sở của Không quân Mỹ ở Châu Âu, là cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ trên lãnh thổ EU, cũng là trung tâm chỉ huy không quân thống nhất của các quốc gia NATO. Căn cứ này đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp và xử lý tất cả các tín hiệu máy bay không người lái cho Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vụ cháy nhà máy pin cướp đi tính mạng của 22 công nhân được xem là một trong những thảm họa nhà máy tồi tệ nhất ở Hàn Quốc trong nhiều năm.

Cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump diễn ra vào 9 giờ tối ngày 27/6, theo giờ địa phương, tức 8 giờ sáng nay (28/6) theo giờ Việt Nam.

Liên minh châu Âu (EU) đã ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, cam kết tiếp tục viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương.

Ấn Độ, với dân số hơn 1,4 tỷ người và dự báo sẽ đạt mốc 1,51 tỷ vào năm 2030, đang đối mặt với thách thức lớn khi tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng.

Công ty Amazon có kế hoạch ra mắt một bộ phận mới dành riêng cho các mặt hàng thời trang và phong cách sống giá rẻ, cho phép người bán Trung Quốc giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Mỹ.

Tình trạng cướp bóc có tổ chức gia tăng đang khiến công tác chuyển hàng viện trợ gặp nhiều khó khăn, làm tăng nguy cơ xảy ra nạn đói tại khu vực này.