Biểu tình ủng hộ Palestine rung chuyển các trường đại học Mỹ

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Phong trào biểu tình mạnh mẽ nhất kể từ năm 2020

Phong trào này bắt đầu từ Đại học Columbia và tình hình ở đây có thể coi là căng thẳng nhất. Các cuộc biểu tình tại Đại học Columbia, một trường thuộc nhóm những trường đại học tốt nhất, lên đến đỉnh điểm khi cảnh sát đột kích để bắt giữ khoảng 300 người biểu tình và giải tán một khu cắm trại biểu tình trong khuôn viên trường.

Ngay sau khi cảnh sát ập vào, Hiệu trưởng Đại học Columbia Minouche Shafik đã công bố một lá thư, trong đó bà yêu cầu cảnh sát ở lại khuôn viên trường cho đến ít nhất là ngày 17 tháng 5 - hai ngày sau lễ tốt nghiệp, để duy trì trật tự và đảm bảo rằng các khu lều trại không được dựng lại.

Cảnh sát đột kích để bắt giữ khoảng 300 người biểu tình và giải tán một khu cắm trại biểu tình trong khuôn viên trường Đại học Columbia.

Những người biểu tình đòi trường Columbia phải thực hiện 3 yêu cầu: thoái vốn khỏi các công ty hỗ trợ chính phủ Israel, minh bạch hơn về tài chính của trường đại học và ân xá cho sinh viên và giảng viên bị kỷ luật trong các cuộc biểu tình.

Hiệu trưởng Shafik khẳng định Columbia sẽ không thoái vốn khỏi các công ty liên quan đến Israel. Thay vào đó, bà đề nghị đầu tư vào y tế và giáo dục ở Gaza, đồng thời làm cho các khoản đầu tư trực tiếp của Columbia trở nên minh bạch hơn.

Cô Sueda Polat, nhà thương thuyết đại diện Phong trào Apartheid Divest của Đại học Colombia cho hay: “họ ném tiền hối lộ vào sinh viên. Bà Shafik nói về sự phát triển sớm, các chương trình giáo dục tuổi thơ cho người Palestine ở Bờ Tây và Gaza. Bà ấy nói về một quỹ phục hồi cho người dân Gaza. Điều này không khác gì hối lộ phong trào sinh viên. Đây không phải là vi phạm nội quy trường đại học. Đây là một phong trào, một phong trào phản chiến. Chúng tôi đã khơi dậy những hoạt động đoàn kết với Gaza trên toàn quốc và thậm chí trên toàn cầu”.

Cảnh sát nghi ngờ có người bên ngoài tham gia vào cuộc biểu tình ở trường, làm cho tình hình không ngừng leo thang với các hoạt động như phá hoại, sử dụng rào chắn để chặn lối vào và phá hủy camera an ninh. Một trong những sinh viên lãnh đạo cuộc biểu tình, một học giả người Palestine đang theo học tại Trường Quan hệ Công và Quốc tế của Columbia, phản bác quan điểm rằng người ngoài đã lãnh đạo cuộc biểu tình.

Người biểu tình phá hoại, sử dụng rào chắn để chặn lối vào và phá hủy camera an ninh.

Ban quản lý trường đại học và sinh viên biểu tình đã đàm phán trong gần hai tuần nhưng thất bại. Hôm thứ Hai, trường đã cảnh báo những người biểu tình rằng họ sẽ bị đình chỉ học tập nếu không dỡ bỏ khu trại trước 2 giờ chiều ngày hôm đó. Nhưng người biểu tình đã bất chấp tối hậu thư và chiếm Hamilton Hall, một tòa nhà hành chính trong khuôn viên trường.

Cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel ngày 7 tháng 10 và phản ứng sau đó của Israel tấn công vào vùng đất của người Palestine, đã tạo ra làn sóng biểu tình mạnh mẽ nhất của sinh viên Mỹ kể từ các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc năm 2020.

Ranh giới mong manh

Lịch sử của cuộc xung đột Israel - Palestine khó có thể diễn giải một cách ngắn gọn, đặc biệt trong bối cảnh tình trạng hỗn loạn leo thang giữa các nhóm có quan điểm sâu sắc và khó thay đổi về vấn đề này. Các sinh viên tham gia biểu tình trong trường đại học trên khắp nước Mỹ có nguồn gốc khác nhau, bao gồm người Palestine, người Ả Rập, người Do Thái và người Hồi giáo, cùng với các sinh viên thuộc các tôn giáo và sắc tộc khác nhau. Họ có nhiều quan điểm chính trị và xã hội khác nhau.

Nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ đã bị cáo buộc là kích động chống người Do Thái. Các cuộc biểu tình cũng cho thấy ranh giới giữa cuộc đấu tranh ủng hộ nhân dân Palestine với chủ nghĩa bài Do Thái đáng bị lên án là rất mong manh.

Các cuộc biểu tình cho thấy ranh giới giữa cuộc đấu tranh ủng hộ nhân dân Palestine với chủ nghĩa bài Do Thái đáng bị lên án là rất mong manh.

Nhiều người biểu tình vì phẫn nộ trước các báo cáo và video phát ra từ Gaza về một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra. Nhiều người coi hành động của quân đội Israel ở Gaza là sự tiếp nối của việc đàn áp kéo dài hơn 70 năm đối với các quyền, đất đai và văn hoá của người Palestine.

Khi chủ nghĩa bài Do Thái đã bị đẩy lên mức căng thẳng chưa từng có kể từ cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, nhiều người Do Thái cảm thấy Israel cần được hỗ trợ nhiều hơn bao giờ hết như một nơi ẩn náu cho người Do Thái. Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo đã báo cáo về các vụ việc kỳ thị người Hồi giáo kỷ lục trong khuôn viên trường học. Một số sinh viên Do Thái cho biết họ bị những người biểu tình đe dọa và gặp phải những lời lẽ chống Do Thái tại một số cuộc biểu tình. Nhà Trắng và nhiều thống đốc đã lên tiếng ủng hộ sinh viên Do Thái, đồng thời kêu gọi những người biểu tình và các trường đại học kiềm chế.

Chúng tôi tin rằng đó là một vấn đề mang tính hệ thống cần có sự lãnh đạo của mọi người, cả những đại diện được bầu và các thành viên quản lý của các tổ chức học thuật, để chống lại sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bài Do Thái và cảm giác bất an của người Do Thái trong khuôn viên trường.

Ông Daniel Sachs Goldman - nghị sĩ đại diện quận 10 của New York.

Các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine đã làm dấy lên cuộc tranh luận căng thẳng trong khuôn viên trường về việc các quan chức nhà trường nên vạch ra ranh giới giữa quyền tự do ngôn luận và lời nói thù hận.

Các sinh viên phản đối cuộc tấn công quân sự của Israel ở Gaza, bao gồm cả một số nhà hoạt động vì hòa bình người Do Thái. Họ đang bị chỉ trích là những người bài Do Thái chỉ vì họ phản đối chính phủ Israel hoặc bày tỏ sự ủng hộ đối với các quyền của người Palestine. Phía ủng hộ Palestine, bao gồm cả những người Do Thái phản đối các hành động của Israel ở Gaza, nói rằng họ đang bị coi là chống Do Thái một cách bất công vì chỉ trích chính phủ Israel và bày tỏ sự ủng hộ nhân quyền.

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật nâng cao nhận thức về chủ nghĩa bài Do Thái của lưỡng đảng, khi các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine đã nổ ra trong các trường đại học trên khắp đất nước.

Các cuộc biểu tình trên toàn quốc cho thấy những người Mỹ trẻ tuổi, tiến bộ ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của người Palestine mạnh mẽ hơn bao giờ hết, gây ra những áp lực chính trị có thể thách thức sự ủng hộ vốn có lâu nay của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đối với Israel.

Hạ viện Mỹ hôm thứ Tư đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật nâng cao nhận thức về chủ nghĩa bài Do Thái của lưỡng đảng, khi các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine đã nổ ra trong các trường đại học trên khắp đất nước. Những người ủng hộ đạo luật nói rằng đạo luật sẽ giúp chống lại chủ nghĩa bài Do Thái trong trường đại học, nhưng những người phản đối cho rằng nó đi quá xa và cản trở quyền tự do ngôn luận.

Chi phối cuộc bầu cử

Trong khi đó, một số nhà bình luận chính trị nhấn mạnh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền của ông Biden đang phải đối mặt. Ông đang kẹt giữa việc hỗ trợ Israel và nguy cơ bị các cử tri ủng hộ Palestine xa lánh. Các cuộc biểu tình có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới.

Ông Biden đang kẹt giữa việc hỗ trợ Israel và nguy cơ bị các cử tri ủng hộ Palestine xa lánh.

Theo Bộ Y tế của Gaza, hơn 34.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel. Nếu các cuộc biểu tình lan rộng và Tổng thống Biden có vẻ như đang mất quyền kiểm soát đất nước, thì hậu quả chính trị có thể rất nghiêm trọng.

Hình ảnh về các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đại học cho phép ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump vẽ nên một bức tranh đen tối.

Trong khi đó, hình ảnh về các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đại học cho phép ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump vẽ nên một bức tranh đen tối về một quốc gia đang chìm trong tình trạng bất ổn.

Bạn thấy đấy, đêm qua New York đang bị bao vây. Đại học Columbia là một ngôi trường tuyệt vời, nhưng nay danh tiếng của nó đã bị hủy hoại nặng nề. Đó là một trò lừa bịp lớn đang diễn ra. Nhưng thật đáng xấu hổ. Và ông Biden phải lên tiếng. Ông ấy phải nói điều gì đó nhưng không ai biết ông ấy ở đâu.

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump.

Chẳng hạn, hôm thứ Ba, ông Trump đã đổ lỗi cho Tổng thống đương nhiệm Biden. Ông nói với hãng Fox: “chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa bài Do Thái đang tràn ngập đất nước chúng ta hiện nay và ông Biden phải làm điều gì đó”.

Ông Trump đã đổ lỗi cho Tổng thống đương nhiệm Biden.

Các cuộc biểu tình không chỉ bộc lộ sự chia rẽ trong đảng Dân chủ mà còn gây ra một cuộc tranh luận gay gắt. Mặc dù các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ như Tổng thống Joe Biden và bà Nancy Pelosi đang cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của các cuộc biểu tình, nhưng họ đang phải đối mặt với áp lực từ cả bên trong đảng của mình và từ các đối thủ đảng Cộng hòa. Nhà bình luận Lazare lập luận rằng đảng Cộng hòa đang lợi dụng các cuộc biểu tình để chứng minh đảng Dân chủ bị chia rẽ và thúc đẩy sự ủng hộ dành cho Israel.

Cũng có thể không phải ngẫu nhiên mà các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine do sinh viên thúc đẩy đang diễn ra vào năm mà một ứng cử viên nam da trắng 81 tuổi đối đầu với ứng cử viên nam da trắng khác, 77 tuổi, để tranh cử tổng thống. Cả ông Trump và Biden đều không có sức hấp dẫn đối với các cử tri trẻ tuổi như John Kennedy hay Barack Obama.

Sự tức giận của các cử tri trẻ tuổi về cuộc chiến có tác động sâu sắc đến nỗ lực tái tranh cử của ông Biden.

Tuy nhiên, sự tức giận của các cử tri trẻ tuổi về cuộc chiến có tác động sâu sắc đến nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Biden. Một cuộc thăm dò của CNN cho thấy đa số cử tri đã đăng ký trên toàn quốc không hài lòng về cách ông xử lý cuộc chiến - với 81% cử tri dưới 35 tuổi không tán thành. Một cuộc khảo sát cụ thể hơn về những người từ 18 đến 29 tuổi do Đại học Harvard công bố cho thấy một cái nhìn đa sắc thái về cuộc chiến ở Gaza. Khoảng 1/5 nhóm sinh viên cùng khóa xem phản ứng của Israel trước vụ tấn công ngày 7 tháng 10 là chính đáng, trong khi 32% cho rằng điều đó không chính đáng. Đa số có thiện cảm với cả người Israel và người Palestine. Nhưng đối với cử tri trẻ, cuộc khủng hoảng Israel/Palestine được xếp hạng sau các vấn đề như lạm phát, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, bạo lực súng đạn, việc làm và bảo vệ nền dân chủ.

Giới trẻ Mỹ bị thôi thúc hành động

Nhà sử học hiến pháp và nhà bình luận chính trị Dan Lazare chỉ ra sự xuất hiện của thái độ chống Israel lan rộng trong các bộ phận cánh tả của Mỹ và trở thành một động lực thúc đẩy các cuộc biểu tình. Phe cấp tiến của đảng Dân chủ ngày càng bất đồng với các chính sách của Israel, cho rằng nó không phù hợp với các nguyên tắc bình đẳng và nhân quyền. Có thể thấy một bộ phận người dân Mỹ, trong đó có giới trẻ, đang thức tỉnh và bị thôi thúc phải hành động.

Các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường cho đến nay vẫn chưa bằng quy mô của các cuộc biểu tình và tuần hành ủng hộ người da màu Black Lives Matter tại các thành phố ở Mỹ và nước ngoài sau vụ một sĩ quan cảnh sát da trắng sát hại người da màu George Floyd vào năm 2020.

Nhà Trắng kêu gọi biểu tình hòa bình sau khi hàng trăm người bị bắt trong đợt biểu tình tại các trường đại học Mỹ đòi ngừng bắn ở Dải Gaza.

Và quy mô của chúng cũng chưa bằng các cuộc biểu tình đòi quyền dân sự trong những năm 1960 và 1970. Nhưng những phong trào toàn quốc đó ban đầu rất nhỏ lẻ, vì vậy, chưa thể khẳng định phong trào biểu tình hiện nay sẽ diễn biến như thế nào, đặc biệt là khi mạng xã hội có sức mạnh to lớn trong việc tập hợp những người cùng chí hướng đang ở cách nhau hàng trăm km.

Ông Mark Rudd là lãnh đạo của Phong trào Sinh viên vì Xã hội Dân chủ vào những năm 1960 khi ông còn là sinh viên đại học tại Columbia. Vào năm 1968, ông Rudd cùng các sinh viên khác cắm trại một tuần tại Columbia để phản đối chiến tranh. Khi cảnh sát thành phố New York bắt giữ hàng chục người biểu tình ủng hộ Palestine trong khuôn viên Đại học Columbia vào cuối ngày 30/4, ông thấy lịch sử như đang lặp lại.

Các cuộc biểu tình sinh viên đang phơi bày sự chia rẽ về hệ tư tưởng cũng như các trào lưu chính trị mới của nước Mỹ.

Vài ngày trước, Nhà Trắng kêu gọi biểu tình hòa bình sau khi hàng trăm người bị bắt trong đợt biểu tình tại các trường đại học Mỹ đòi ngừng bắn ở Dải Gaza. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí tiếp tục lan rộng.

Các cuộc biểu tình sinh viên đang phơi bày sự chia rẽ về hệ tư tưởng cũng như các trào lưu chính trị mới của nước Mỹ. Nếu làn sóng biểu tình tiếp tục kéo dài, chúng có thể làm trầm trọng thêm một mùa tranh cử, khiến cử tri Mỹ càng thêm thờ ơ với nền chính trị quốc gia. Cuộc bầu cử vào tháng 11 có thể sẽ được quyết định với tỷ số sát sao đến mức bất kỳ cử tri trẻ nào thay đổi phiếu bầu, hoặc đơn giản là không muốn đi bầu, đều có thể đóng một vai trò to lớn ở các bang xung đột. Điều đó đòi hỏi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden phải có những quyết sách phù hợp để lấy lòng các cử tri.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?

Theo nhận định của giới chuyên gia, nguyên nhân khiến giá đồng Bitcoin tăng chóng mặt là do các nhà đầu tư mong đợi về một môi trường tài chính cởi mở hơn với tiền kỹ thuật số dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh dấu một chiến thắng lớn cho tỷ phú Elon Musk, người đã chi ít nhất 119 triệu đô la cho một nhóm ủng hộ ứng viên của Đảng Cộng hòa.

Liên minh cầm quyền tại Đức đã sụp đổ, kinh tế trì trệ, cùng với căng thẳng địa chính trị và áp lực bên ngoài có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào giai đoạn bất ổn. Nước Đức đang ở thời điểm bước ngoặt cho những cải cách và đổi mới để mạnh mẽ vươn lên.

Trong gần ba năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine và luôn khẳng định rằng sẽ sát cánh cùng Kiev cho đến chừng nào có thể. Tuy nhiên, sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người đặt câu hỏi ông sẽ giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine như thế nào?

Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên ở nước ngoài của Tổng thống Indonesia kể từ khi nhậm chức cách đây ba tuần. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào thứ Bảy, ông cam kết duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.