Bình Dương: thêm ca đậu mùa khỉ có nguồn lây từ TPHCM

Ca thứ hai bệnh đậu mùa khỉ ở Bình Dương là một nam thanh niên 19 tuổi, ngụ tại phường Bình Nhâm, TP Thuận An, có nguồn lây từ bệnh nhân nam 22 tuổi ở TP HCM.

Ngày 06/10, ngành y tế tỉnh Bình Dương đã công bố phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ hai tại TP Thuận An.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: NLD

Nam bệnh nhân L.M.T. (sinh năm 2004), được phát hiện vào chiều 5/10, ở khu phố Bình Phước, phường Bình Nhâm, TP Thuận An. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ đã được xác định trước, đó là N.T.S (sinh năm 2001, nam, địa chỉ tại phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM).

Ca bệnh được BVĐK Quốc tế Becamex phát hiện, gửi mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại Khoa nhiễm Trung tâm Y tế TP Thuận An.

Toàn bộ người tiếp xúc gần có yếu tố dịch tễ và ổ dịch được ngành y tế tỉnh Bình Dương xử lý trong chiều ngày 5/10, theo hướng dẫn tại Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 của Bộ Y tế.

Trước đó, tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cũng đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên là một bệnh nhân nữ, hiện sức khỏe đã ổn định.

Sở Y tế Bình Dương đã thành lập đoàn giám sát để tiến hành điều tra, giám sát ca bệnh. Ảnh: Suckhoedoisong

Theo bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, cả hai bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Bình Dương đều xuất hiện các bọng nước màu đỏ, nhưng sức khỏe ổn định.

"Để ngăn ngừa lây lan bệnh, nên tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh" - bác sĩ Chín khuyến cáo.

Đây là ca đậu mùa khỉ thứ hai tại Bình Dương, ca thứ 7 của cả nước, và là ca lây nhiễm nội địa thứ hai xác định được nguồn lây. Ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Bình Dương là cô gái 22 tuổi cũng được xác định lây nhiễm nội địa từ bạn trai. Riêng người bạn trai này cùng ba bệnh nhân khác đến nay chưa xác định được nguồn lây.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.