Bitcoin và chứng khoán toàn cầu lập kỷ lục trong năm 2024

Thị trường chứng khoán và Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024. Sự bùng nổ này được thúc đẩy bởi niềm tin mạnh mẽ của giới đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), việc hạ lãi suất và kỳ vọng vào các chính sách giảm thuế.

Ba chỉ số chính của Phố Wall đạt kỷ lục mới trong năm 2024, với Dow Jones vượt 45.000 điểm, S&P 500 trên 6.000 và Nasdaq Composite vượt 20.000. Dow Jones tăng 13% trong khi S&P 500 và Nasdaq, tập trung nhiều vào công nghệ, lần lượt tăng hơn 23% và 29% trong năm.

Nhóm "Magnificent 7" gồm Apple, Microsoft, Google, Amazon, Meta, Tesla và Nvidia tiếp tục thống lĩnh thị trường chứng khoán Mỹ, tăng gần 100% kể từ tháng 11/2023. Đáng chú ý, cổ phiếu Nvidia - hãng sản xuất chip xử lý AI như ChatGPT - đã tăng hơn 170% trong năm. Cố vấn cấp cao Christopher Dembik của Pictet Asset Management nhận xét: "Cổ phiếu công nghệ bùng nổ nhờ AI đã làm nên một năm xuất sắc".

Ở châu Âu, chỉ số DAX của Frankfurt vượt 20.000 điểm, tăng 18,9% vào cuối năm. Tại châu Á, Nikkei 225 của Tokyo tăng gần 20%, lần đầu tiên vượt qua mức đỉnh trước khi bong bóng tài sản Nhật Bản sụp đổ vào thập niên 1990.

Bitcoin phá mốc 100.000 USD trong năm 2024, tăng hơn 120%. Ảnh:Reuters.

Bitcoin phá mốc 100.000 USD trong năm 2024, tăng hơn 120%, trong khi Ethereum - đồng tiền gắn với nền tảng blockchain mã nguồn mở đã tăng hơn 40%.

Vàng lập kỷ lục mới khi trở thành tài sản trú ẩn trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu. Giá cà phê và ca cao tăng mạnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung vì thời tiết bất lợi.

Các ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu bắt đầu giảm lãi suất để đối phó với lạm phát. Thụy Sĩ mở đầu vào tháng 3, ECB nối tiếp vào tháng 6, còn BoE và Fed điều chỉnh vào tháng 9. Với đà tăng trưởng chậm lại tại Eurozone, ECB dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong tương lai.

Theo TTXVN.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành nghị định cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI. Mức hỗ trợ này được đưa ra trong Nghị định 182 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra sáng 3/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.

Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, đạt 124,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm liền trước.

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.

Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.

Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.