Bỏ cấp bằng THCS: Phù hợp với xu thế quốc tế | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS và chuyển sang hình thức xác nhận hoàn thành chương trình là một bước đi tất yếu. Không chỉ để tinh gọn thủ tục, mà còn để tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Bộ cũng nêu rõ 5 lý do chính:
Thể chế hóa chủ trương phân cấp quản lý giáo dục, giao quyền xác nhận cho hiệu trưởng nhà trường thay vì cấp tỉnh hay bộ;
Tinh gọn bộ máy, giảm thủ tục, bỏ bớt một khâu hành chính vốn tiêu tốn nhiều chi phí;
Phù hợp với bản chất của phổ cập THCS, bởi đây không phải là cấp đào tạo có đầu ra bằng cấp mà là chương trình nền tảng;
Tiệm cận thông lệ quốc tế - nơi nhiều quốc gia không cấp bằng tốt nghiệp lớp 9 mà sử dụng hồ sơ học tập để định hướng học sinh;
Không ảnh hưởng quyền lợi học sinh: việc xác nhận hoàn thành chương trình vẫn có giá trị pháp lý để học tiếp, học nghề hoặc chuyển cấp.
Nhiều người hoàn toàn đồng tình với đề xuất này.
Thứ nhất, hãy nhìn vào thực tế: bằng tốt nghiệp THCS hiện nay gần như không phải là điều kiện bắt buộc để học sinh tiếp tục học lên THPT, trung cấp hay học nghề. Trên thực tế, học sinh chỉ cần hoàn thành chương trình học, có kết quả học tập và hạnh kiểm đạt yêu cầu, là đủ điều kiện xét tuyển. Việc yêu cầu nộp lại bản gốc bằng tốt nghiệp lớp 9 rất hiếm gặp, thậm chí trong nhiều năm gần đây, gần như không còn là quy trình bắt buộc trong tuyển sinh. Nói cách khác, tấm bằng này tồn tại nhiều hơn vì thói quen, chứ không vì chức năng thực tế trong quản lý hay tuyển sinh.
Thứ hai, việc bỏ bằng sẽ giúp giảm áp lực thi cử, đồng thời là cơ hội để ngành giáo dục tập trung xây dựng hệ thống đánh giá năng lực học sinh qua cả quá trình. Việc học sẽ không còn bị bó hẹp trong kỳ thi cuối cấp để lấy bằng, mà là một hành trình tích lũy toàn diện, được phản ánh trong hồ sơ học tập: bao gồm điểm số, kỹ năng đạt được, mức độ tiến bộ và định hướng phát triển cá nhân. Đây mới là căn cứ đáng tin cậy cho việc tuyển sinh hoặc phân luồng sau THCS. Hơn nữa, điều này còn giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy: từ dạy để thi sang dạy để học sinh thực sự hiểu và phát triển.
Thứ ba, xét về góc độ quản trị, việc in ấn, cấp phát, đóng dấu và lưu trữ phôi bằng là cả một quy trình hành chính tiêu tốn nhân lực, vật lực và thời gian. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc thay thế bằng giấy bằng xác nhận điện tử là bước đi hợp lý và tiết kiệm. Một cú click tra cứu hồ sơ học sinh sẽ thay cho nhiều thủ tục rườm rà, giảm tải áp lực cho cả nhà trường lẫn cơ quan quản lý.
Ở các quốc gia trên thế giới, việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không phải là điều mới mẻ. Tại Phần Lan, Hà Lan, Canada hay Úc - những nước có hệ thống giáo dục tiên tiến, học sinh không nhận bằng sau bậc cơ sở. Các trường cấp học tiếp theo không xét bằng, mà dựa vào hồ sơ học tập, kết quả rèn luyện, thậm chí phỏng vấn trực tiếp để đánh giá năng lực, định hướng học tiếp hoặc lựa chọn nghề nghiệp.
Tại Úc, sau lớp 9, học sinh có thể chuyển sang các lộ trình khác nhau: học nghề, học thực hành tại doanh nghiệp, hoặc học theo mô hình tích lũy tín chỉ cá nhân. Đây là minh chứng rõ ràng rằng: không có bằng không đồng nghĩa với mất cơ hội - nếu hệ thống giáo dục đủ tin cậy và minh bạch. Lộ trình học không cứng nhắc, không buộc phải thông qua tấm bằng trung gian. Đây cũng là cách để người học thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và có sự chọn lựa cơ hội phát triển theo đúng khả năng học tập của mình từ sớm.
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định: việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS và thay bằng xác nhận hoàn thành chương trình hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc chuyển cấp hay học tiếp mà là cách để làm cho việc học bớt hình thức, sát thực tế hơn. Và nếu làm đúng, chúng ta sẽ không “bớt đi” điều gì, mà sẽ “thêm được” rất nhiều: thêm sự linh hoạt, thêm sự công bằng và thêm cơ hội cho mỗi học sinh.


Mỹ và Trung Quốc thông báo đạt được sự nhất trí về một thỏa thuận khung, nhằm giảm căng thẳng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại song phương.
Hà Nội điểm tên 34 vụ việc khiếu nại kéo dài chưa giải quyết xong; Hộ kinh doanh cần làm gì khi hàng nhập không có hóa đơn?; Sức mạnh AI và định hình truyền thông thế hệ mới; Ukraine tấn công nhà máy điện tử Rezonit của Nga;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì chiêu đãi chính thức Tổng thống Litva; Tháng 10 sẽ mở bán nhà ở xã hội Kim Chung tại Hà Nội; Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Tìm thấy người sống sót trên chuyến bay;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Cô gái mắc tim bẩm sinh và giấc mơ làm mẹ; Học kỳ trong quân đội - rèn luyện để trưởng thành; Âm nhạc, liều thuốc bổ cho người già... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Sau nhiều năm lưu lạc ở nước ngoài, Song Bô Mi quyết định trở về quê hương để tìm lại kí ức và người thân. Mời các bạn đón xem tập 1 của bộ phim "Tìm lại quê hương", phát sóng lúc 21h ngày 13/6, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Món chim câu quay không chỉ nổi tiếng bởi hương vị đậm đà, hấp dẫn mà còn do sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong cách chế biến.
0