Bỏ cơ chế nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng

Trước tình hình thị trường vàng biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ Nhà nước độc quyền sản xuất loại vàng này. Và thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Trước những biến động mạnh của thị trường vàng trong những ngày gần đây, chiều tối ngày 20/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã họp với các bộ, ngành, bàn giải pháp  quản lý thị trường kim loại quý này.

Các ý kiến tại cuộc họp khẳng định, giải pháp “Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng” là giải pháp quan trọng nhất để thay đổi cục diện thị trường vàng miếng sau 12 năm triển khai. Hiện đã không còn tình trạng bất ổn thị trường vàng như giai đoạn trước, tình trạng “vàng hóa” đã được hạn chế, biến động của giá vàng ít tác động đến tỷ giá chính thức, thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô trong nước.

Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay,  Ngân hàng Nhà nước chưa tổ chức đấu thầu bán vàng miếng khiến nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường hạn chế có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế duy trì ở mức cao. Đại diện Ngân hàng Nhà nước đề xuất, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và cấp phép cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp hạn mức sản xuất vàng miếng phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Ảnh VGP

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi thị trường, nghiên cứu các ý kiến để hoàn thiện nội dung báo cáo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo. Giá vàng trong nước chênh lệch cao so với giá vàng thế giới, có thể dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy như buôn lậu, gian lận, khiến việc quản lý ở các cửa khẩu phức tạp, gây áp lực lên ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước chủ động có phản ứng chính sách nhanh hơn, kịp thời, hiệu quả hơn, xử lý tình hình bức xúc hiện nay.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nếu không có giải pháp kịp thời xử lý biến động thị trường vàng sẽ ảnh hưởng đến phục hồi và phát triển kinh tế, các cân đối lớn của nền kinh tế. Do đó, đặc biệt lưu ý Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Công điện 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường biện pháp quản lý thị trường vàng đã ban hành cũng trong ngày 20/3; chú ý công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, vận hành của tổ chức kinh doanh vàng, chống buôn lậu, thẩm lậu qua biên giới./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.