Bộ Công an nêu loạt giải pháp ngăn chặn thông tin xấu độc

Trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến việc xử lý thông tin xấu độc, lừa đảo trên mạng, Bộ Công an đã nêu loạt giải pháp ngăn chặn, xử lý.

Trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng.

Theo đó, cử tri cho rằng hiện nay tình trạng thông tin trên mạng xã hội ngày càng phức tạp, nhiều trang mạng có nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật, phát tán video phản cảm vi phạm đạo đức truyền thống… Từ đó, cử tri đề nghị tăng cường kiểm tra, quản lý, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm.

Trả lời nội dung này, Bộ Công an nêu rõ, thời gian qua, tình trạng đăng tải, phát tán các thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp. Tình trạng này tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của người dân, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế xã hội, đặt ra nhiều thách thức mới với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Nhận diện thông tin xấu độc

Theo Bộ Công an, thông tin xấu độc là những thông tin có nội dung sai trái, bị bóp méo, xuyên tạc, nội dung thông tin chưa được kiểm chứng; xuyên tạc sự thật lịch sử... chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Những thông tin này còn nhằm mục đích vu cáo, bôi nhọ các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia... vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi rút hoặc nhằm tác động, hướng lái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội (đặc biệt, tác động đến thị trường chứng khoán, bất động sản, tín dụng...).

Bộ trưởng Lương Tam Quang tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo Bộ Công an, những thông tin này do các thế lực phản động, cơ hội chính trị, cá nhân có mục đích vụ lợi hoặc thiếu hiểu biết tung ra, có tác động tiêu cực, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ.

Loạt giải pháp phòng ngừa, đấu tranh

Trước tình trạng trên, Bộ Công an đã, đang, sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh.

Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm 

Trước hết là chủ động trong công tác phòng ngừa, trong đó chủ động rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng Internet, mạng xã hội, báo chí theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều này giúp đấu tranh có hiệu quả với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin xấu độc. 

Nâng cao ý thức cảnh giác của người dân

Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chítăng cường công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác trước các phương thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, góp phần "miễn dịch" với những thông tin xấu, độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.

Nắm chắc tình hình mục tiêu

Tăng cường nắm tình hình, giám sát chặt chẽ các mục tiêu thường xuyên đăng tải thông tin xấu độc trên không gian mạng để xây dựng phương án, đối sách; tổ chức xác minh, truy tìm các đối tượng đăng tải để đấu tranh, xử lý.

Quản lý chặt thông tin trên Internet

Tăng cường phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng.

Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện; đồng thời chỉ rõ những thủ đoạn, tính chất nguy hại của thông tin xấu độc đối với xã hội. Đồng thời, quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng xã hội trên cơ sở luật pháp, các điều ước quốc tế.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.

Ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, lừa đảo trên mạng là công tác quan trọng nhưng đang gặp vô vàn thách thức trong thời đại ngày nay. Bộ Công an đã, đang, sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra, hướng tới mục tiêu đảm bảo môi trường mạng trong sạch, an toàn. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 16/9, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Sáng 16/9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã ra quyết định truy nã đối với Lê Văn Dũng về hành vi "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".

Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra cảnh báo hình thức lừa đảo mới thông qua Google Voice với người dùng Việt Nam.