Bỏ đề xuất hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn

Bộ Công an đề xuất giữ nguyên mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25miligam/lít khí thở thay vì giảm như dự thảo hồi tháng 8/2024.

Tại dự thảo được đưa ra hồi tháng 8 mới đây, Bộ Công an đã đề xuất giảm mức phạt tiền xuống còn từ 0,8-1 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở, thay vì phạt 6-8 triệu đồng như quy định hiện hành.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự, Bộ Công an đề xuất phạt 400 - 600 nghìn đồng, thay vì phạt 2-3 triệu đồng như quy định hiện hành. Đây là mức vi phạm tối thiểu trong quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn.

Tuy nhiên, dựa trên việc tham khảo các ý kiến góp ý từ nhiều nguồn cũng như việc xác định mức độ nguy hiểm tiềm ẩn dẫn tới tai nạn khi người uống rượu bia tham gia giao thông, tại dự thảo lần ba này, Bộ Công an đề xuất giữ nguyên mức phạt theo Nghị định 100/2019, tức không giảm khung phạt. Đồng thời, vẫn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trừ điểm giấy phép lái xe theo quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình) bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động do hàng loạt vi phạm về an toàn thực phẩm.

Hôm nay, 2/1, ngày thứ hai áp dụng Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đại bộ phận người tham gia giao thông đã ý thức và nề nếp hơn khi ra đường.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Với nhiều điểm mới trong Nghị định 166 và Thông tư 47 có hiệu lực từ ngày 1/1, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cảnh báo, từ hôm nay (2/1), khi các cơ sở đăng kiểm hoạt động trở lại sau nghỉ Tết Dương lịch, nhiều phương tiện sẽ có thể bị từ chối kiểm định.

Theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 9 cây cầu lớn vượt sông Hồng. Trong đó, dự kiến một số công trình sẽ triển khai hoặc được phê duyệt chủ trương đầu tư ngay trong năm 2025.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội chiều 2/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu đơn vị đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị trọng điểm.