Bỏ quên học sinh trên xe - sự tắc trách của người lớn

Cứ sau mỗi sự cố bỏ quên học sinh trên xe, những lời hứa, kiến nghị, đề xuất lại được tung ra như một sự đảm bảo rằng các em sẽ không bị bỏ quên. Liệu thực trạng học sinh bị bỏ quên đã đủ nghiêm trọng để người lớn buộc phải thay đổi một cách cơ bản các biện pháp an toàn đưa đón học sinh tới trường?

5 năm sau vụ việc tại trường Gateway, chúng ta lại phải chứng kiến một trường hợp đau lòng khác ở Thái Bình. Một cháu bé học sinh mầm non tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh. Vụ việc xảy ra tại Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (trụ sở tại xã Phú Xuân, TP Thái Bình).

Là phụ huynh học sinh có con đang học tiểu học, chị Nguyễn Thuỳ Dương ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã tìm hiểu khá rõ quy trình đưa đón trên xe nhà trường bố trí. Theo chị, do khoảng cách từ nhà tới trường khá xa nên con nhà chị phải mất 40-50 phút mới tới trường. Thời gian ngồi trên xe lâu cộng với việc dậy sớm sẽ khiến các con buồn ngủ. Vì vậy, vai trò của những người đưa đón học sinh rất quan trọng.

Cũng theo chị Dương, mô hình xe đưa đón học sinh là một mô hình tốt được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy vậy, trước những vụ việc đáng tiếc xảy ra vừa qua, nhà trường cần phải tăng cường các bài học về kỹ năng thoát hiểm cho trẻ.

Chiếc xe buýt chở cháu H và các học sinh khác đến trường mầm non Hồng Nhung.

Các chuyên gia về giáo dục và giao thông đều khẳng định vai trò của loại hình xe đưa đón học sinh dưới dạng hợp đồng giữa nhà trường và nhà xe trong giai đoạn hiện nay. Nhưng để đạt được những ưu điểm mong muốn như: hạn chế được tình trạng vi phạm các quy định về ATGT, hạn chế TNGT, đảm bảo việc đi học đúng giờ của học sinh, quản lý việc học sinh tới trường thì việc quy chuẩn hóa xe đưa đón học sinh như mô hình xe buýt trường học tại các quốc gia phát triển là điều kiện bắt buộc.

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia từng nhiều lần khẳng định, nhiều nước trên thế giới đã có quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kỹ thuật, màu sắc, biện pháp đảm bảo an toàn với ô tô đưa đón học sinh, tránh việc bỏ sót học sinh lại trên xe. Tuy nhiên, tiêu chuẩn với loại xe này tại Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

Nhận định về thực trạng bỏ quên học sinh trên ô tô đưa đón hiện nay, GS Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp trường Đại học GT&VT cho rằng, phản ứng của các cơ quan chức năng sau hàng loạt vụ “bỏ quên” học sinh trên xe là biểu hiện rõ nhất của việc “mất bò mới lo làm chuồng”, giống như việc xảy ra cây đổ trong trường học, hay việc đổ cổng trường khiến học sinh thiệt mạng. Đây chính là trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần quan tâm tới chất lượng và công tác đào tạo nhân viên giám sát đưa đón học sinh. Bởi nếu những người như lái xe, nhân viên đưa đón học sinh chỉ làm việc theo kinh nghiệm, theo sự hiểu biết của bản thân thì chưa đủ và có thể đưa tới hậu quả đáng tiếc.

Ở hầu hết các quốc gia, xe buýt trường học,  xe vận chuyển học sinh đều được pháp luật quy định là loại phương tiện được trang bị các tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện an toàn nhất. Ở Việt Nam, chúng ta có hẳn “Năm an toàn giao thông cho trẻ em” và nhiều chiến dịch, thông điệp tương tự. Cứ sau mỗi sự cố bỏ quên học sinh trên xe, những lời hứa, kiến nghị, đề xuất lại được tung ra như một sự đảm bảo các em sẽ không bị bỏ quên.

Dù vậy, một việc mà lẽ ra phải làm từ lâu là chuẩn hóa xe chuyên chở học sinh, giúp các em cảm thấy mình thực sự được nhớ đến, được quan tâm lại chưa thấy ai làm, dù người lớn từng nhắc và hứa hẹn rất nhiều lần.  Dĩ nhiên không thể một sớm một chiều có thể giải quyết ngay tất cả các vấn đề bất cập. Song mức độ nghiêm trọng của những gì đã xảy ra đã đến lúc các cơ quan chức năng cần bắt tay hành động ngay, ưu tiên giải quyết trước những gì cấp bách và có lộ trình cụ thể cho các bước tiếp theo. Thay vì những chỉ đạo khẩn rồi khi sự việc lắng xuống, mọi thứ lại rơi vào quên lãng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường sống trong lành không khói thuốc lá.