Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ cán bộ giáo viên cả nước
Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các sở giáo dục và đào tạo.
Để chuẩn bị cho chương trình, thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến, trong đó có khoảng 6.000 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt.
Các ý kiến tập trung vào nhóm vấn đề lớn, như triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…), chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…), điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa bộ trưởng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các cục, vụ với toàn thể nhà giáo để gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung.
Theo bộ trưởng: "Ngành giáo dục đang triển khai những việc rất lớn, rất khó", để làm việc khó phải đồng tâm, hiệp lực. Việc càng khó, càng lớn, càng phải hiệp lực, đồng tâm. Cả triệu người cùng nhìn về một phía thì khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được.
Với hơn 6.500 câu hỏi được gửi bằng nhiều nguồn khác nhau, không thể trả lời hết trong một buổi. Ngoài các vấn đề được trao đổi trực tiếp tại buổi gặp gỡ, bộ trưởng cho biết sẽ chỉ đạo các cục, vụ tiếp tục phân tích câu hỏi và có cách trả lời theo từng chủ đề phù hợp; quan trọng hơn là lắng nghe ý kiến để có những điều chỉnh về mặt chính sách.
Tổng hợp
Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
0