Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng ngành Giáo dục

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi tới các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đã và đang công tác trong ngành Giáo dục lời chúc mừng tốt đẹp. Bộ trưởng cũng gửi gắm thông điệp về sứ mệnh, trách nhiệm cũng như chỗ dựa của nghề nghiệp, để trong bất kỳ hoàn cảnh, thách thức nào, mỗi thầy cô giáo cũng cố gắng vượt qua để tiếp tục theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp.

Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục và đào tạo đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ lớn, trọng trách nặng nề mà thực hiện trong bối cảnh toàn xã hội trong giai đoạn chuyển đổi. Có những thách thức, éo le đối với đội ngũ giáo viên trong quá trình chuyển đổi của xã hội. Trong bối cảnh đó, hơn bao giờ hết, nhà giáo cần phải bám vững chắc vào chỗ dựa quan trọng của nghề nghiệp, đó là sứ mệnh kiến tạo các giá trị cao đẹp cho con người. Lấy chỗ dựa đó làm sự động viên tinh thần. Nói như trong truyền thống là  “Tôn sư trọng đạo” thì đó là tinh thần của “đạo”. Tức là sự rèn luyện của con người.

Sở dĩ từ xưa đến nay, nghề giáo được tôn vinh là vì kiến tạo những giá trị đó. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong rằng nhà giáo chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ thách thức nào cũng cố gắng vượt qua được những thách thức, những khó khăn để tiếp tục theo đuổi mục tiêu của nghề nghiệp, thực hiện cho được sứ mệnh của nghề nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các thầy cô giáo luôn mong muốn xã hội có sự quan tâm nhiều hơn, quan tâm một cách thiết thực hơn, sự chia sẻ một cách cụ thể hơn đối với nhà giáo trong công việc. Nhưng trước hết để có được sự chia sẻ, sự tôn vinh từ phía xã hội thì chính chúng ta phải làm thật tốt các công việc của mình. Đó là điều kiện tiên quyết để chúng ta khẳng định giá trị bền vững của nghề nghiệp, giá trị tốt đẹp bền vững của nhà giáo, lấy điều đó để giải thích với xã hội, điều chỉnh xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 21/4, Ngày hội Văn hóa Việt - Ấn đã được Trung tâm Văn hóa Ấn Độ thuộc Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức tại Trường Tiểu học Toronto Hà Nội. Những sắc màu đa dạng của văn hoá Ấn Độ đã được giới thiệu tới các thầy, cô giáo và các em học sinh thông qua nhiều tiết mục biểu diễn, trải nghiệm ẩm thực, cùng các gian hàng nghệ thuật và thủ công.

Xác định công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đã chú trọng triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thủ đô”. Thông qua mỗi tiết học, các nhà trường đã cụ thể hóa, lồng ghép giáo dục nếp sống cho học sinh bằng nhiều hình thức. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong ứng xử, giao tiếp cho học sinh.

Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần hình thành công dân tương lai phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ. Hiện môn học này đang được đầu tư và quan tâm nhiều hơn, các trường phổ thông cũng vận dụng nhiều giải pháp để ngày càng nâng cao chất lượng môn học nhưng trên thực tế, việc triển khai dạy môn học này còn không ít khó khăn.

Hôm nay (19/4), tất cả học sinh lớp 9 đang học tại các trường trung học cơ sở (THCS), trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội sẽ nộp "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025". Trong kỳ tuyển sinh năm nay, toàn thành phố hiện có khoảng 133.000 học sinh lớp 9.

Ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh vừa triển khai thí điểm học bạ số và xây dựng, khai thác kho học liệu số cấp tiểu học. Trước mắt, thực hiện học bạ số với toàn bộ học sinh lớp 1 của thành phố năm học 2023-2024 này.

Năm học 2023-2024, Hà Nội có khoảng 133.000 học sinh lớp 9 dự xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, nhiều hơn năm học trước khoảng 4.000 em. Các em sẽ dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trong hai ngày 8 và 9/6.