Bộ Y tế cảnh báo gia tăng đột biến bệnh dại

Hai tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2 tỉnh có ca tử vong. Bộ Y tế khuyến cáo bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Ngày 13/3, thông tin từ Cục Y tế dự phòng cho biết, từ năm 2022 đến nay,  bệnh dại có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố. Một số tỉnh có số ca tử vong do dại cao như Gia Lai (14 ca), Nghệ An (7 ca), Bình Phước (7 ca), Điện Biên (6 ca), Bến Tre (5 ca), Đắk Lắk và Bình Thuận (4 ca).

Chủ động phòng chống bệnh dại trên chó tại huyện Mê Linh, Hà Nội

Gia tăng bệnh dại tại nhiều tỉnh thành

Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2024, cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về  bệnh dại với 2 tỉnh có ca tử vong (trong đó Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca).

Năm 2024, bệnh nhân dại tiếp tục tăng đột biến. Cục Y tế dự phòng lưu ý gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo, thậm chí có nơi chỉ đạt khoảng 10%.

Cần tiêm vaccine phòng dại cho chó

Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân lưu ý:

- Cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y;

- Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải cho mang rọ mõm;

- Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

- Khi bị chó mèo cắn, nạn nhân cần:

  • Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng, có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
  • Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Trẻ em cần được dạy cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân nếu bị chó, mèo cắn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

40 chiếc xe điện du lịch đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy lớn vào rạng sáng 8/5, trong khuôn viên một trường Cao đẳng tại thành phố Hội An.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

Ngày 8/5, lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tại các địa phương, đơn vị.

Theo quyết định của Thủ tướng, những năm gần đây, Hà Nội đã giảm dần khai thác nước ngầm theo lộ trình đến năm 2025 - 2030. Bù lại, sẽ tăng sử dụng nước mặt các con sông.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.