Bộ Y tế khuyến cáo tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết

Từ đầu năm 2023 đến nay đã tiếp nhận 120 trẻ mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị, trong đó có hơn 50 bệnh nhi nhập viện, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 54.236 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong.

Trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

So với cùng kỳ năm 2022 (138.928/75), số ca mắc sốt xuất huyết giảm 61%, số trường hợp tử vong giảm 63 trường hợp.

Riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) từ đầu năm 2023 đến nay đã tiếp nhận 120 trẻ mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị, trong đó có hơn 50 bệnh nhi nhập viện có dấu hiệu cảnh báo. Trẻ nhập viện điều trị sốt xuất huyết rất đa dạng về độ tuổi, song chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong.

30/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội có ca mắc sốt xuất huyết

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)  Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm 2023 đến ngày 4/8, toàn thành phố đã ghi nhận 2.750 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022) tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 408/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 70,5%), chưa ghi nhận ca tử vong.

Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết như: Thạch Thất đứng đầu với 483 ca, tiếp đến là Hoàng Mai (231 ca), Bắc Từ Liêm (219 ca), Thanh Trì (182 ca), Hà Đông (161 ca), Phú Xuyên (152 ca), Nam Từ Liêm (129 ca), Thường Tín (124 ca)...

Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

CDC Hà Nội giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Ảnh: CDC Hà Nội

Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.