Bộ Y tế kiến nghị cấm triệt để thuốc lá mới

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm người sử dụng lệ thuộc chất gây nghiện là nicotine. Không có một sản phẩm thuốc lá nào là sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Thuốc lá mới ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người sử dụng do chứa nhiều hương liệu, hóa chất. Nhiều bằng chứng cho thấy các sản phẩm này không chỉ gây bệnh mạn tính đối với người sử dụng như thuốc lá điếu thông thường mà còn gây ra các bệnh cấp tính và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Thuốc là mới là vấn đề cần được khẩn trương có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trước những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá mới, Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội và Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm này trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Cụ thể: cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Quốc hội ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng và cấm quảng cáo, khuyến mãi các sản phẩm này ở Việt Nam. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm thực thi và chế tài.

Tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử

Nhiều bạn trẻ nhầm tưởng rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử sẽ giảm bớt ảnh hưởng tới sức khỏe so với thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Các chuyên gia y tế cho biết, chỉ trong năm năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã vượt lên rất cao. Kết quả phòng chống thuốc lá trong 30 năm sẽ bị thiêu rụi trong vòng ba năm nếu chúng ta cho phép thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng vào Việt Nam. Đã có nhiều bạn trẻ tiếp cận với thuốc lá mới và nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã và đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt với giới trẻ.

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, tỷ lệ người 15 tuổi trở lên sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% vào năm 2020. Đặc biệt, số người sử dụng thuốc lá tăng mạnh ở cả nam và nữ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các loại thuốc lá mới khác hoàn toàn có hại sức khỏe. Các sản phẩm này mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát và hàng loạt bệnh tật mới, vấn đề y tế khác. Đồng thời, chúng cũng làm nặng, phức tạp thêm vấn đề thuốc lá thông thường, ma túy.

Có khoảng 40 quốc gia đã cấm thuốc lá điện tử, khoảng 17, 18 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng. Đó là các quốc gia đã thực hiện khuyến cáo mạnh nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, cũng đa số là các quốc gia đang phát triển, không có nhiều nguồn lực về tài chính, con người và máy móc để có thể quản lý hiệu quả các sản phẩm này.

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Sự nhập nhèm tên gọi của dịch vụ thẩm mỹ như "thẩm mỹ viện", "viện thẩm mỹ", "trung tâm thẩm mỹ"... khiến nhiều người không thể phân biệt được chất lượng của các cơ sở thẩm mỹ, để rồi gặp biến chứng khôn lường.

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã được diễn ra vào chiều 25/12 tại Hà Nội.

Bộ Y tế vừa trình Chính phủ đề án sắp xếp 4 bệnh viện trực thuộc Bộ, trong đó sáp nhập 3 cơ sở và một chuyển về địa phương quản lý.

Kết quả xét nghiệm cho thấy hai mẫu rượu trắng lấy tại tiệc trong hội nghị ở Long Biên có chứa hóa chất acetonitrile, là nguyên nhân gây ngộ độc khiến hai người chết và 20 người nhập viện.

Sau gần 4 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đến sáng 24/12, bệnh nhân 52 tuổi bị ngộ độc thực phẩm nặng ở quận Long Biên (Hà Nội) đã bình phục.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã triển khai công tác y tế năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.