Bộ Y tế lần đầu cấp phép vaccine sốt xuất huyết

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Theo đó, các vaccine được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm Shingrix ngừa zona thần kinh, Qdenga phòng sốt xuất huyết, Pneumovax 23 ngăn phế cầu khuẩn.

Cùng đợt này có 5 sinh phẩm y tế khác cũng được cấp phép mới, 31 vaccine và sinh phẩm được gia hạn đăng ký lưu hành.

Ba loại vaccine mới, trong đó có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Ảnh: Anninhthudo

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, 3 vaccine được cấp phép sau khi được Bộ Y tế xem xét, đánh giá về mức độ an toàn và tính hiệu quả trước khi sử dụng. Hiện 3 vaccine trên được đưa vào chương trình tiêm chủng dịch vụ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số ca mắc sởi đang gia tăng đáng kể tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Mới đây, TP.HCM liên tiếp ghi nhận các ca bệnh sởi hầu hết chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Đây cũng chính là điều mà nhiều chuyên gia đã cảnh báo ở những mùa dịch trước đó.

Một bên vai trẻ nhô cao hơn, bên đối diện thấp xuống, xuất hiện bướu gồ vùng lưng khi đứng hoặc ngồi là những dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc gù, vẹo cột sống. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em hiện nay.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 22.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp tử vong, theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Sáng 23/6, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức “Lễ công bố và trao quyết định 15 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% và các chương trình xét duyệt miễn phí” trong khuôn khổ chương trình Tuần Lễ Vàng 2024.

Chuyên gia y tế cảnh báo nắng nóng có thể gây mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt khi con người tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) mới đây đã phê duyệt một thiết bị có tên Lenire, giúp điều trị chứng bệnh ù tai bằng cách huấn luyện bộ não con người bỏ qua tiếng ù tai.