Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, điều trị đậu mùa khỉ
Ngày 26/9, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Đồng Nai và Sở Y tế Bình Dương về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Theo văn bản của Cục Y tế Dự phòng, thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 23/9/2023, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 1 trường hợp là nam, 25 tuổi, thường trú tại xã Xuân Trường, Xuân Lộc, Đồng Nai, hiện đang tạm trú tại Vò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh,dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.
Trong 1 tuần gần đây, bệnh nhân có tiếp xúc với bạn gái tạm trú tại Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, hiện bạn gái có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ (phát ban dạng mụn mủ quanh cơ quan sinh dục); không ghi nhận bệnh nhân đi nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài trong vòng 21 ngày kể từ ngày dương tính với bệnh đậu mùa khỉ.
Để kịp thời giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, nhanh chóng kiểm soát không để bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương quan tâm chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Đối với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, Cục Y tế Dự phòng đề nghị tăng cường công tác giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 2265/QĐ-BYT ngày 22/8/2022 về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Cục Y tế Dự phòng lưu ý cần chủ động, phối hợp, khẩn trương điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ nêu trên để xác định nguồn lây nhiễm, nhằm quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có), không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.
Các đơn vị y tế tổ chức điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị. Bằng nhiều hình thức, thực hiện công tác truyền thông cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, không để người dân hoang mang, lo lắng không cần thiết.
Đối với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Y tế Dự phòng đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời về chuyên môn, kỹ thuật các địa phương trong công tác giám sát, lấy mẫu, chẩn đoán và khoanh vùng xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Tổng hợp
Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.
Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
0