Boeing đối mặt với thách thức lấy lại niềm tin
Biểu tượng sản xuất hàng không của Mỹ hy vọng việc bổ nhiệm giám đốc điều hành mới, Robert Kelly Ortberg sẽ vực dậy tập đoàn đang bị bao vây bởi các vấn đề pháp lý và quy định sau một quý thua lỗ 1,44 tỷ USD.
Năm 2024 dường như không thể tệ hơn đối với tập đoàn Boeing của Mỹ, một trong hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Liên tiếp những sự cố như bung cửa giữa không trung, phát hiện sai phạm trong quá trình giám sát quản lý chất lượng, cháy động cơ... khiến danh tiếng của Boeing bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thiệt hại tài chính khó lường.
Sứ mệnh không gian cũng chưa thể giúp Boeing lấy lại danh tiếng khi tàu vũ trụ Starliner của hãng này gặp trục trặc vào tháng 6 vừa qua, khiến hai phi hành gia bị mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và dự kiến phải đợi đến tháng 2/2025 mới có thể trở về trái đất.
Phi hành gia tàu Staliner mắc kẹt trên trạm vũ trụ ISS
Hai phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore tham gia chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phi hành đoàn tàu vũ trụ Starliner của Boeing đến Trạm vũ trụ quốc tế ISS vào ngày mùng 5/6, sau một loạt sự cố kỹ thuật khiến tàu Starliner nhiều lần bị dời ngày phóng. Đây là chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của Starliner, vốn được NASA kỳ vọng trở thành loại tàu vũ trụ thứ hai của Mỹ chở các phi hành gia đi và về từ trạm ISS. Trước đó, các phi hành gia của NASA vẫn bay trên các tàu Dragon của SpaceX. Ban đầu, hai phi hành gia được dự kiến sẽ ở lại ISS trong khoảng một tuần và sau đó quay trở về Trái Đất bằng cách đáp xuống bằng dù.
Tuy nhiên, tàu Starliner gặp sự cố về động cơ và rò rỉ helium trong quá trình ghép nối với ISS khiến thời gian lưu trú của họ trên trạm vũ trụ đã kéo dài hơn 60 ngày. Trong khi đánh giá độ an toàn của tàu Staliner, NASA đã nêu ra khả năng rằng hai nhà du hành có thể ở đó cho đến tháng 2/2025. Mặc dù NASA vẫn coi việc sử dụng Starliner là ưu tiên hàng đầu, nhưng kế hoạch dự phòng là tàu Crew-9 của SpaceX, đối thủ trong cuộc đua vào không gian của Boeing, sẽ thực hiện chuyến đi thường lệ đển trạm ISS để bổ sung nhân viên cho trạm. Dự kiến tàu sẽ được phóng vào cuối tháng 9 và thực hiện sứ mệnh trên trạm khoảng 5 hoặc 6 tháng. Khi trở về vào tháng 2 năm sau, tàu Crew- 9 sẽ để lại 2 hai chỗ trống cho Williams và Wilmore. Nếu điều này xảy ra, Boeing sẽ tiến hành tái cấu trúc tàu Starliner để tàu có thể trở về Trái Đất mà không có phi hành gia trước khi tàu Crew-9 được phóng lên.
Vậy hai nhà du hành Williams và Wilmore sẽ làm gì trong sáu tháng nữa trên vũ trụ?
Hiện nay hai phi hành gia đang là khách mời. Họ không phải là thành viên của Expedition 71, phi hành đoàn quốc tế gồm bảy phi hành gia đóng vai trò là nhân viên chính thức của trạm vũ trụ. Tuy nhiên, NASA cho biết họ đã tích hợp liền mạch với nhóm, thực hiện các công việc hàng ngày trên phòng thí nghiệm quay quanh quỹ đạo. Nhưng nếu thời gian lưu trú của họ kéo dài đến tháng 2 năm sau, điều mà NASA cho biết có thể xảy ra nếu Starliner không thể đưa họ về nhà, Williams và Wilmore sẽ chuyển sang làm thành viên phi hành đoàn thám hiểm toàn thời gian.
Trong một cuộc gọi trực tiếp từ trạm ISS về việc liệu họ có còn tin tưởng vào đội Starliner và tàu vũ trụ hay không.
Họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ điển hình của phi hành đoàn, chẳng hạn như tiến hành các chuyến đi bộ ngoài không gian bên ngoài trạm vũ trụ, bảo trì phòng thí nghiệm quay quanh quỹ đạo và thực hiện một lịch trình thí nghiệm khoa học chặt chẽ. Và NASA xác nhận các phi hành gia Starliner đã sẵn sàng thực hiện sự thay đổi như vậy.
Việc bay tới trạm vũ trụ mà không mang theo vali mà họ đã chuẩn bị cho sứ mệnh của mình có lẽ sẽ khiến họ không thể thoải mái trong thời gian lưu trú kéo dài. Tuy nhiên hai phi hành gia đã nhận được tiếp tế hàng hóa của tàu Northrop Grumman. Và hiện không có dấu hiệu nào cho thấy nguồn cung cấp thực phẩm sẽ sớm cạn kiệt. Tuy nhiên, NASA phải đưa ra quyết định nhanh chóng về sự trở lại của Williams và Wilmore - hoặc việc hòa nhập vào vòng quay bình thường của phi hành đoàn - vì kho thực phẩm và các tài nguyên khác của trạm vũ trụ không phải là vô hạn.
Boeing mắc hàng loạt lỗi tên lửa cho sứ mệnh mặt trăng
Boeing đang chứng kiến quãng thời gian tồi tệ về chất lượng sản phẩm của họ. Một báo cáo từ tổng thanh tra của công ty hàng không vũ trụ Mỹ NASA mới được công bố cho thấy hàng loạt sai sót do thiếu nhân viên có trình độ đã khiến việc bàn giao tầng trên của tên lửa đẩy Block 1B của Boeing phải lùi lại đến tháng 4 năm 2027, chậm hơn 6 năm 2 tháng so với kế hoạch ban đầu. NASA uớc tính, việc trì hoãn của Boeing sẽ tiêu tốn 2,8 tỷ USD vào năm 2028, gấp đôi so với ước tính 962 triệu USD của Boeing đưa ra năm 2017.
Tầng trên của Hệ thống phóng không gian Block 1B của NASA đã được giao cho Boeing chế tạo từ năm 2014. Ban đầu tên lửa Block 1B được lên lịch phóng tàu Artemis II bay tới Mặt Trăng vào năm 2025 nhưng sự chậm trễ của Boeing khiến chương trình đã bị đẩy lùi lại cho sứ mệnh Artemis IV vào năm 2028.
Thậm chí, trong một cuộc điều tra mới đây, Văn phòng Tổng thanh tra của NASA đã cảnh báo rằng, khả năng ra mắt của tên lửa này còn có thể bị trì hoãn lâu hơn nữa
Các thanh tra viên của NASA đã đến kiểm tra cơ sở lắp ráp Michoud của Boeing ở bang Louisiana và phát hiện các thiếu sót lên tới 71 lần. Đây là một con số cao đối với việc phát triển một hệ thống tên lửa vũ trụ ở giai đoạn này. Báo cáo cho biết các vấn đề về kiểm soát chất lượng của Boeing phần lớn là do “lực lượng lao động của họ không có đủ kinh nghiệm sản xuất hàng không vũ trụ”.
Văn phòng Tổng thanh tra NASA phát hiện các mối hàn “không đạt yêu cầu” dẫn đến các thùng chứa thuốc phóng không đáp ứng các thông số kỹ thuật. Văn phòng Tổng thanh tra NASA khuyến nghị phạt Boeing vì "không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng". Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành của NASA, Catherine Koerner đã thông báo rằng, lệnh phạt sẽ không được đưa ra.
CEO mới và trọng trách vực dậy Boeing
Bên cạnh những rắc rối về hàng không vũ trụ, Boeing đã rơi vào một cuộc khủng hoảng về danh tiếng và an toàn sau vụ nổ bảng điều khiển giữa không trung vào ngày 5 tháng 1 trên chiếc máy bay phản lực MAX 9 do Alaska Airlines vận hành chở 171 hành khách. Biểu tượng sản xuất hàng không của Mỹ hy vọng việc bổ nhiệm giám đốc điều hành mới, cựu chiến binh hàng không vũ trụ Robert “Kelly” Ortberg sẽ vực dậy tập đoàn đang bị bao vây bởi các vấn đề pháp lý và quy định sau một quý thua lỗ 1,44 tỷ USD.
Ông Robert Kelly Ortberg kế nhiệm ông Dave Calhoun đã tuyên bố từ chức vào tháng 3, do cuộc khủng hoảng mà Boeing đã phải trải qua trong nhiều tháng. Khi đảm nhiệm vai trò dẫn dắt Boeing, Giám đốc điều hành Kelly Ortberg, đã làm việc tại Seattle, quê hương của hãng sản xuất máy bay gần khu vực nhà máy hơn để kiềm chế cuộc khủng hoảng an toàn của Boeing. Ông Ortberg xác nhận trong các báo cáo trước đó rằng ông sẽ chuyển đến Puget Sound, Washington, thay vì trụ sở công ty ở Washington D.C. sau nhiều tháng chịu áp lực trước cuộc khủng hoảng lớn thứ hai của Boeing trong những năm gần đây.
Ông cũng đã tới nhà máy của Boeing ở Renton, Washington, nơi hãng chế tạo chiếc 737 Max bán chạy nhất nhưng có vấn đề. Ông xem xét các kế hoạch về an toàn và chất lượng, với những chuyến thăm tương tự sắp tới tại các nhà máy khác của Boeing.
Trong một bức thư gửi bức thư gửi nhân viên trong ngày làm việc đầu tiên của mình ông Orberg viết.
Các nhà phân tích và những người trong ngành lạc quan đánh giá thận trọng rằng ông Ortberg có nhiều lợi thế trong việc vực dậy Boeing. Ông là một người dày dạn kinh nghiệm, có bằng kỹ sư cơ khí của đại học Iowa, biết lắng nghe và quan trọng nhất, ông là người ngoài cuộc của Boeing. Ông Ortberg có hơn ba thập kỷ làm việc trong ngành và từng là người đứng đầu công ty cung cấp thương mại và quốc phòng Rockwell Collins. Ortberg có nhiệm vụ to lớn là xây dựng lại niềm tin với các cơ quan quản lý, ngành và công chúng trong thời kỳ khủng hoảng chất lượng máy bay. Ông cần quyết định về việc có nên tung ra máy bay mới hay không khi Boeing mất vị thế trước đối thủ Airbus.
Nhà phân tích hàng không vũ trụ Ron Epstein của ngân hàng America cho biết 100 ngày đầu tiên trong thời gian ông Ortberg làm CEO sẽ rất quan trọng. Những quyết định được đưa ra sớm trong nhiệm kỳ của ông Ortberg sẽ có tác động mang tính thế hệ đối với công ty”.
Ông Ortberg và nhóm của ông sẽ cần đảm bảo lực lượng lao động của Boeing được đào tạo, với hàng nghìn công nhân mới trong các nhà máy sau khi có nhiều nhân viên giàu kinh nghiệm hơn mua lại hoặc bị sa thải trong đại dịch. Một công đoàn đại diện cho khoảng 30.000 công nhân nhà máy Boeing ở bang Washington và Oregon đang yêu cầu tăng hơn 40% lương và vào tháng trước, các thành viên đã cho phép đình công nếu không đạt được thỏa thuận vào tháng 9 này.
Trong khi đó Quá trình sản xuất và giao hàng của dòng máy bay 737 MAX đã chậm lại sau vụ việc cửa thoát hiểm của máy bay Boeing 737 MAX 9 bất ngờ bung ra trên chuyến bay của hãng hàng không Alaska Airlines do bị thiếu 4 bu- lông ở những vị trí quan trọng vào hồi tháng 1 năm nay, trong khi sản lượng của dòng máy bay 787 Dreamliner hiện chưa đến 5 chiếc mỗi tháng do các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Danh sách những việc cần làm của Ortberg bao gồm việc tăng sản lượng máy bay MAX từ khoảng 25 máy bay lên 38 máy bay mỗi tháng vào cuối năm và đảm bảo một thỏa thuận lao động để tránh một cuộc đình công có thể xảy ra trong năm nay. Các giám đốc điều hành ngành hàng không tuy lạc quan về thành công của ông Ortberg nhưng đang thúc giục ông ưu tiên giao máy bay sau khi sự chậm trễ giao hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch của các hãng hàng không.
Theo báo "The National News" của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hãng hàng không Qatar Airways của Qatar ngày 23/7 vừa qua đã đặt mua thêm 20 máy bay thân rộng Boeing 777X với tổng trị giá 8,8 tỷ USD theo giá niêm yết, nâng tổng số máy bay dòng 777X mà hãng này đặt hàng lên 94 chiếc.
Mẫu máy bay 777X của Boeing đã bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm vào đầu tháng 7/2024. Mẫu này dự kiến sẽ được cấp giấy chứng nhận đưa vào sử dụng trong năm 2025, muộn hơn 5 năm so với kế hoạch. Nhưng ông Ortberg phải giải quyết các vấn đề không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh máy bay phản lực thương mại mà còn trong bộ phận quốc phòng và hàng không vũ trụ.
Phân khúc kinh doanh đó đang phải đối mặt với các vấn đề với hai chiếc 747 sẽ đóng vai trò là máy bay Air Force One tiếp theo nhưng bị chậm tiến độ nhiều năm. Và giải quyết vấn đề tàu Starliner bị hỏng cũng như có nên sử dụng SpaceX thay thế để đưa các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams trở về từ Trạm Vũ trụ Quốc tế hay không.
Boeing là tập đoàn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ vì đây là một trong những nhà xuất khẩu máy bay lớn nhất nước này. Ở thời điểm hiện tại, Boeing được cho là có thể trông đợi vào việc các hãng hàng không đang cần máy bay khi nhu cầu đi lại tiếp tục tăng lên. Đây chính là cơ hội để Boeing giành lấy các đơn đặt hàng để xoay sở vượt qua thời kỳ khó khăn.
Còn nhà lãnh đạo mới của Boeing cần có những cải tổ nhiều hơn nữa để vượt qua những "thách thức nghiêm trọng", từ đó mới mong lấy lại niềm tin của các cơ quan quản lý và khách hàng.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.
0