Bốn 'lằn ranh đỏ' ông Tập Cận Bình đặt ra với Mỹ

Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề cuộc gặp cấp cao của Diễn đàn APEC ở thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra bốn tiêu chí được hình tượng hoá thành bốn lằn ranh đỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Thời điểm cuộc gặp gỡ chỉ hơn 2 tháng trước khi ông Biden mãn nhiệm và cựu Tổng thống Donald Trump trở lại cầm quyền ở nước Mỹ.

Khi trước, ông Trump áp thuế bảo hộ thương mại để phát động "cuộc chiến" thương mại với Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp kết thúc hiện tại, ông Biden đi còn xa hơn ông Trump trong cuộc xung khắc thương mại và các mối bất hoà khác giữa Mỹ và Trung Quốc. Đối với ông Trump như thế dường như vẫn chưa đủ. Suốt cuộc vận động tranh cử tổng thống vừa qua, ông Trump thường xuyên lớn giọng tuyên bố sẽ gia tăng mức thuế bảo hộ thương mại đối với hàng hoá của Trung Quốc ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên.

Hai nhân sự được ông Trump chọn làm bộ trưởng ngoại giao và cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền mới ở Mỹ đều thiếu kinh nghiệm và từng trải về chính trị thế giới và ngoại giao quốc tế nhưng lại đều rất không thân thiện với Trung Quốc và chủ trương tăng cường xung khắc, bất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc. Tất cả đều là những điềm báo bất lành cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Vì thế, bốn lằn ranh đỏ được ông Tập Cận Bình đưa ra khi gặp ông Biden, nhưng trong thực chất là thông điệp gửi tới ông Trump.

Bốn lằn ranh đỏ thật ra là bốn vấn đề hoặc bốn lĩnh vực trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ mà phía Trung Quốc coi là bất di bất dịch và sẽ không nhượng bộ hay thoả hiệp với Mỹ, bất kể ai hiện tại đang cầm quyền và tới đây lên cầm quyền ở Mỹ.

Theo ông Tập Cận Bình, đó là Đài Loan, dân chủ và nhân quyền, con đường đi lên và hệ thống chính trị mà Trung Quốc đã lựa chọn, và quyền được phát triển của Trung Quốc. Ẩn hiện phía sau là thông điệp "Trung Quốc muốn hữu hảo với Mỹ nhưng cũng sẵn sàng đối địch Mỹ và chỉ khi Mỹ tôn trọng lợi ích và chấp nhận quan điểm của Trung Quốc trong 4 vấn đề trên, tức là không bước qua lằn ranh đỏ thì quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc mới có thể bình thường và phát triển được".

Qua đó, có thể thấy Trung Quốc hiện đã chuẩn bị ứng phó với những quyết sách bất ngờ, ngẫu hứng và khó lường trước của ông Trump liên quan đến Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng mối quan hệ song phương trong thời gian tới sẽ xấu thêm đi chứ không được cải thiện, sẽ thêm căng thẳng chứ không đi vào hoà dịu. Trung Quốc dường như nhắn nhủ ông Trump và cộng sự rằng triển vọng quan hệ song phương phụ thuộc vào Mỹ và nếu bị xấu thêm đi thì do Mỹ chứ không phải do Trung Quốc. Trung Quốc ngả bài từ khi ván bài chưa bắt đầu để giành thế chủ động, buộc ông Trump và cộng sự không thể dấu bài mãi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên mức xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - Brazil chia sẻ tương lai, vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.

Mỹ hôm qua tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Đây là lần thứ tư Mỹ phủ quyết một nghị quyết như vậy kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.

Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev của Ukraine tạm thời đóng cửa, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã có động thái tương tự, do lo ngại về khả năng Nga có thể tiến hành một cuộc không kích vào Kiev và toàn bộ Ukraine.

Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề cuộc gặp cấp cao của Diễn đàn APEC ở thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra bốn tiêu chí được hình tượng hoá thành bốn lằn ranh đỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 20/11 cho biết đã bắt giữ một công dân Đức bị tình nghi hoạt động khủng bố và buôn bán thuốc nổ, đồng thời cáo buộc người này đã cho nổ đường ống tại một trạm phân phối khí đốt.

Ngày 20/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan), 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải.