Bùa chú, phong thuỷ và những 'cú lừa' bạc tỷ! | Hà Nội tin mỗi chiều
Mắt xem lên tới hơn một nghìn người, hàng trăm bình luận để lại bên dưới những phiên livestream của những người tự xưng là “thầy”, “cô”, “cậu”. Tất nhiên, không thể thiếu những lời mời chào mua vật phẩm phong thuỷ hay hẹn nhắn tin riêng để xem vận mệnh và giải hạn. Có thể thấy khi lướt qua nền tảng TikTok có quá nhiều “thầy”. Mỗi "thầy" một phong thái, mỗi "thầy" một “thị trường riêng” khiến người xem rất dễ bị thao thúng tâm lý và không biết: ai thật, ai giả?
Thời của dịch vụ tâm linh trực tuyến bùng nổ như hiện nay cũng là lúc lòng tham của một số người trỗi dậy. Có công nghệ hỗ trợ, các đối tượng lừa đảo đánh vào niềm tin tâm linh của mỗi người và chiếm đoạt số tiền của những người nhẹ dạ, với nhiều kịch bản lừa đảo được vẽ ra để dụ dỗ các nạn nhân.
Vụ án lừa đảo hơn 8 tỷ đồng vừa bị Công an tỉnh Thái Nguyên triệt phá mới đây hay vụ lừa đảo bằng “bùa yêu” cách đây 1-2 tháng khi các đối tượng cầm đầu còn rất trẻ là hồi chuông báo động cho thấy vấn nạn trục lợi tâm linh đã làm méo mó giá trị tốt đẹp trong đức tin của mỗi con người.
Niềm tin tâm linh là một lẽ tự nhiên, là điểm tựa về mặt tinh thần. Nhiều phong tục như cầu an, cúng lễ đầu năm mới đều nhằm mong muốn được che chở, bảo vệ. Vì thế, đây là nhu cầu chính đáng và không có gì sai. Nhưng khi niềm tin tâm linh bị thao túng bởi nỗi sợ hãi, lo âu thì lý trí dễ bị lu mờ. Các đối tượng lừa đảo hiểu rõ điều này và chúng luôn khai thác tâm lý bất an của con người để trục lợi.
Thượng tá Đào Trung Hiếu, Tiến sĩ về tội phạm học cho biết: “Các đối tượng có thể phán rằng gia đình đang có vong theo, năm nay là năm hạn, cần làm lễ cắt duyên âm kẻo gặp đại họa, từ đó dụ dỗ nạn nhân bỏ tiền ra để làm lễ giải hạn. Ngoài ra, nhiều đối tượng còn quảng cáo vật phẩm phong thủy với công dụng thần kỳ để bán với giá cắt cổ. Chúng cũng lập ra những hội nhóm trên mạng xã hội, đăng tải các nội dung hấp dẫn để thu hút người nhẹ dạ sập bẫy.
Chiêu trò của các đối tượng lừa đảo không mới mà thậm chí còn là một kịch bản nhiều năm nay lặp đi lặp lại. Nhiều người mất tiền đơn giản là vì họ không có niềm tin vào chính bản thân mình. Kẻ xấu nắm rõ điều này để hù doạ, dụ dỗ và rồi chiếm đoạt cả tiền, cả niềm tin của những nạn nhân “đáng thương” nhưng cũng thật “đáng trách”!
Đáng thương là ở chỗ những người bị lừa đảo đã bị đánh cắp điểm tựa sau cùng về mặt tinh thần để vượt qua vấn đề nào đó trong cuộc sống mà họ đang lo lắng. Nhìn sâu hơn, họ đáng thương nhất ở chỗ để nỗi sợ và sự bất an khống chế thân tâm của mình. Thực ra, bình an đâu ai bán mà mua? Bình an vốn không nằm ở những lá bùa, những lễ nghi to lớn. Bình an thực sự mà nhiều người mong cầu vốn là hải đảo tự thân ta. Khi hiểu được điều đó, mỗi người sẽ thực sự thấy rằng, chiêu trò của những kẻ lừa đảo kia là một trò lố!
Đáng trách nhất là các nạn nhân thực sự thiếu hiểu biết. Nhiều người không phân biệt rõ giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan. Họ mù mờ tin rằng, chỉ cần "giải hạn" là có thể thay đổi vận mệnh mà không cần nỗ lực. Bắt trọn điểm yếu này, kẻ xấu cài thêm những điều kiện “cần” để chiếm trọn lòng tin của bạn bằng cách: đẩy lượt mắt xem các phiên live xem bói, cầu an hàng nghìn người tham gia, mang vỏ bọc của những sự kiện lớn, đáng tin. Chưa kể, nhiều bình luận giả mạo tạo phông bạt “uy tín” cho những kẻ này càng khiến một số người không chút mảy may nghi ngờ! Và rồi khi biết mình bị lừa, nhiều người chọn cách im lặng. Im lặng vì họ cảm thấy xấu hổ, im lặng vì không nhận thức được mình đã trở thành nạn nhân. Vì thế mà những kẻ lừa đảo núp bóng tâm linh vẫn ung dung hoạt động. Chúng sẵn sàng xoá bỏ dấu vết trên mạng, khiến công tác điều tra của cơ quan chức năng gặp khó khăn.
Niềm tin tín ngưỡng là một nhu cầu chính đáng của con người, nhưng chúng ta cần có sự hiểu biết để không rơi vào cạm bẫy. Thay vì mê muội tin vào những thứ "tốt lễ, dễ kêu", mỗi người cần cẩn trọng, tỉnh táo, kiểm tra nguồn tin và giữ vững tâm lý. Khi có nhu cầu tâm linh, hãy tìm đến các cơ sở thờ tự hợp pháp, tránh những điện thờ tự phát. Không nên vung tiền cho các dịch vụ tâm linh mập mờ, đặc biệt là những dịch vụ online không rõ nguồn gốc. Nếu ai đó yêu cầu đóng số tiền lớn để mua vật phẩm phong thủy với lời hứa 'cải mệnh', cần cảnh giác ngay.
Sau cùng, sự may mắn không đến từ bùa chú, mà đến từ chính cách sống và hành vi của mỗi người.


Hà Nội tái cấu trúc quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch; Hà Nội xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý; Lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 với chủ đề “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”; Mỹ sắp đàm phán với Trung Quốc về căng thẳng thương mại;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Hồi sinh cho lá cây, vỏ quả là niềm vui của nhiều người Hà Nội và đó cũng là cách để họ cùng nhau tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, đem lại sự phong phú cho cuộc sống mỗi ngày.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia số; Quân ủy Trung ương thống nhất nội dung quan trọng về quân sự địa phương; Lễ Bế mạc và Trao giải Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 42: Sẵn sàng cho giây phút tôn vinh những tác phẩm xuất sắc; Đặc phái viên Mỹ nêu vấn đề then chốt trong giải quyết xung đột ở Ukraine;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
"Mở cửa ô tô – Cẩn trọng với hành động tưởng chừng đơn giản" là chủ đề của Talk cabin trong Bản tin hôm nay.
Sau những ngày đắm chìm trong cảm giác phẫn uất, Hùng Karo quyết định rời khỏi Hà Nội, bỏ lại sau lưng những ngày tháng u uất để đi tìm vận may ở mảnh đất xa lạ Lục Yên - Yên Bái. Anh ta chọn nơi đây bởi trong một cuộc nhậu anh đã nghe được Lục Yên là nơi đá quý có thể biến một kẻ trắng tay thành ông hoàng sau một đêm. Một lần nữa Hùng Karo đánh cược cuộc đời mình trong một quyết định chông chênh, một tương lai chưa rõ hình hài.
Vàng tiếp tục giảm giá về 97,4 triệu đồng/lượng; Cần chính sách bình đẳng để phát triển kinh tế tư nhân; Làn sóng vốn đổ về start up công nghệ Việt; Đầu tư toàn cầu giảm do bất ổn thương mại;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin Kinh tế Tài chính hôm nay.
0