Bữa sáng ăn bánh mì

Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.

5h sáng, dọc con phố dài vẫn còn chưa thức giấc hẳn, chỉ có quán bánh mì của chị Nguyễn Thị Linh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là có khách. Phần lớn là người lao động đi làm sớm tranh thủ ăn sáng để kịp đến nơi làm việc.

6h sáng. Quán bánh mì bắt đầu đông khách. Phụ giúp chị Linh có thêm mấy người cùng làm nên mọi thứ được chuẩn bị nhanh chóng. Cứ hết lượt khách này đến lượt khách khác.

Chị Nguyễn Thị Linh chia sẻ, nhiều khách ăn quen yêu thích hương vị bánh mì quán chị, mỗi khi tới Hà Nội, họ lại ghé quán bánh mì của chị để được cảm nhận vị thân thuộc. "Nhiều hôm ốm nghỉ lại có khách hỏi, có hôm chỉ hơi mệt thôi cũng không dám nghỉ", chị Linh nói.

Là món dễ ăn nên bánh mì được bán quanh năm, khách ăn bánh mùa nào cũng có. Ăn bánh mì sáng đã là thói quen của nhiều người Hà Nội. Vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi lại đủ dinh dưỡng cho bữa sáng, vậy nên những quán bánh mì nhiều vô kể ở khắp các con phố của Thủ đô.

Anh Nguyễn Tiến Thành (Tây Hồ, Hà Nội) là khách quen của cửa hàng bán bánh mì trên phố Hàng Gai, tranh thủ đưa con đi học xong anh lại ghé quán ăn. Dù không rõ quán được mở từ khi nào, nhưng anh Thành đã ăn bánh mì ở đây được 4,5 năm bởi yêu thích hương vị truyền thống.

Gần 40 năm bán bánh mì trên phố cổ, cửa hàng bánh mì của bà Dương Thị Hồng Hà (Hàng Đào, Hoàn Kiếm) đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân sống quanh đây. "Mọi người thích ăn nhất vẫn là bánh mì pate thập cẩm. Khách ăn hài lòng mình cũng thấy vui", bà Hà vui vẻ nói.

Anh Đức Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Với người đi làm sớm như mình ăn bánh mì sẽ nhẹ nhàng, tiện lợi mà lại no lâu".

Cửa hàng bánh mì không chỉ là điểm dừng chân cho bữa sáng, mà còn là nơi lưu giữ về một Hà Nội xưa với nếp sống bình dị, thật thà của người dân phố cổ. Bà Kim Loan (Hoàn Kiếm, Hà Nội) yêu thích quán bánh mì của bà Hà cũng bởi lẽ đó. Theo bà Loan, ăn bánh mì rất sạch sẽ và tiện lợi, lại dễ dàng thay đổi vị hàng ngày, phù hợp với những người đi làm.

Không thể biết rõ ở Hà Nội có bao nhiêu hàng bán bánh mì, chỉ biết rằng mỗi sáng thức dậy, người Hà Nội vẫn chọn bánh mì truyền thống cho bữa điểm tâm của mình, một thói quen đã được định hình suốt hàng chục năm qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dường như, mỗi người chúng ta đều có một kí ức quen thuộc liên quan đến Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ở tuổi đã ngoài 70, nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu vui chơi cùng bạn bè bên bờ hồ, nhất là những ánh đèn điện lung linh tại đây khi về đêm, bởi Hà Nội ngày đó còn còn hiếm ánh đèn.

Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.

Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.

Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.