Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận vận chuyển khí đốt

Bulgaria đã ký thỏa thuận dài hạn để tiếp cận mạng lưới trung chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một động thái nhằm đảm bảo nguồn cung thay thế sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt từ tháng 4/2022.

Thỏa thuận giữa nhà điều hành khí đốt quốc doanh Bulgargaz của Bulgaria và công ty khí đốt quốc doanh Thổ Nhĩ Kỳ Botas sẽ cho phép quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) này sử dụng mạng lưới của Botas để vận chuyển khí đốt.

Phát biểu sau lễ ký thỏa thuận, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rosen Hristov nhấn mạnh nhờ thỏa thuận, Bulgaria đảm bảo khả năng mua khí đốt từ tất cả các nhà sản xuất quốc tế và quá cảnh mặt hàng này tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thuận tiện nhất đối với nước này xét về mặt hậu cần.

Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez nêu rõ, thỏa thuận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường an ninh cho hoạt động vận chuyển ở khu vực Balkan.

Theo ông, thỏa thuận kéo dài 13 năm này sẽ cho phép Bulgaria vận chuyển tới 1,5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.

Trong nhiều thập niên, Bulgaria gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Nga để đáp ứng nhu cầu khoảng 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Tuy nhiên, Moscow đã đình chỉ việc cung cấp nguồn hàng này cho Bulgaria vào tháng 4, sau khi Sofia từ chối thanh toán bằng đồng ruble.

Hiện Bulgaria nhập khẩu khoảng 1 tỷ m3 khí đốt từ Azerbaijan. Đường ống khí đốt giữa nước này với nước láng giềng Hy Lạp với công suất 3 tỷ mét khối/năm đã đi vào vận hành từ tháng 10 năm ngoái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoại truởng Iran cho biết, máy bay không người lái mà các nguồn tin cho biết Israel đã phóng vào thành phố Isfahan hôm 19/4 không gây ra thiệt hại hay thương vong và cho biết hiện Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel.

Sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, ngành công nghiệp vũ khí tư nhân ở Ukraine phát triển mạnh mẽ. Nhưng vấn đề tài chính và tình trạng thiếu thuốc nổ, cùng với những đợt cắt điện liên tục đang cản trở việc tăng cường sản xuất.

Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Elon Musk, đã bình luận gay gắt về các cuộc tấn công gần đây của Israel vào căn cứ không quân của Iran, cho rằng Israel đã sử dụng tiền của Mỹ để tấn công các máy bay phản lực do Mỹ sản xuất, được bán cho Iran trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Sau cuộc bỏ phiếu của lưỡng đảng ngày 19/4 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm 60 tỷ USD dành cho chính phủ ở Kiev.

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ tin rằng Israel có thể đạt được các mục tiêu quân sự ở Gaza mà không cần tấn công vào thành phố Rafah, điều mà Washington sẽ không ủng hộ.

Hôm qua (19/4), cử tri Ấn Độ đã đi bỏ phiếu cuộc tổng tuyển cử lớn nhất trong lịch sử để bầu Hạ viện mới với nhiệm kỳ 5 năm.