Bùn đất tràn xuống phố Hạ Long sau mưa lớn

Từ 17 giờ chiều 29/7 đến sáng 30/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xuất hiện mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như thành phố Hạ Long. Khu vực phường Hồng Hà có lượng mưa lên tới hơn 254 mm, đã gây ngập úng, sạt lở.

Tại thành phố Hạ Long, ngập úng xảy ra tại một số tuyến phố và nhà của các hộ dân. Hàng tấn đất, đá đổ xuống gây ách tắc ngập một số nhà dân khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

Tuyến cống từ trên đồi chảy xuống khu 3 phường Hồng Hà kéo theo bùn đất chảy tràn vào các nhà dân và ra quốc lộ 18.

Bà Bùi Hương Lan  (khu 3, phường Hồng Hà) cho biết: "Rất nhiều nhà bị ngập, hôm qua vỡ kè trên này nên đất trôi xuống đây. Nhà tôi cao này cũng bị ngập, các nhà này toàn bị ngập 10 – 15 cm. Mười mấy năm nay không bị, hôm qua trận mưa to như thế mới bị".

Nhiều hộ tranh thủ nước rút dọn dẹp lại nhà cửa.

Đối với khu vực ngập úng, chính quyền đã bố trí lực lượng ứng trực để thường xuyên thu gom rác, khơi thông dòng chảy, vận hành trạm bơm cưỡng bức.

Hàng tấn đất, đá tràn xuống.

Chị Lương Thị Hường, công nhân công ty Môi trường Tuấn Đạt, cho hay: "Tất cả công nhân đều cố gắng để làm sao cho đường thông, thoát nước nhanh nhất. Đất cát trôi ra, xe máy trên kia ngã nhiều".

Lực lượng ứng trực thường xuyên thu gom rác, khơi thông dòng chảy, vận hành trạm bơm cưỡng bức.

Nhiều khu vực bị ngập cục bộ, người dân phải sơ tán lên nơi cao hơn để tránh nguy hiểm. Mưa to kéo dài khiến tuyến kè bị sạt. Có nơi, đất đá đổ xuống lòng đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện qua lại.

Các lực lượng chức năng thành phố Hạ Long đã nhanh chóng dựng rào chắn để cấm đường, hướng dẫn phương tiện đi đường khác để tránh nguy hiểm; đồng thời, triển khai nhanh chóng các biện pháp xử lý sạt lở.

Đất đá đổ xuống lòng đường.

Cán bộ các phường, xã đã cảnh báo nhân dân về các tình huống thời tiết nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, nhất là vào thời điểm ban đêm và sáng sớm; tổ chức trực ban 24/24h, thực hiện việc kiểm tra hiện trường, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt.

Ngay trong đêm 29/7 và sáng 30/7, thành phố Hạ Long và các phường, xã đã khẩn trương thực hiện các biện pháp, phương án ứng phó với các tình huống mưa lũ, giảm thiệt hại do mưa lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.