Bước đi lịch sử nhằm thúc đẩy hòa bình Trung Đông | Nhìn ra thế giới | 23/05/2024

Tây Ban Nha, Na Uy và Ireland hôm 22/5 đã đồng thời thông báo kế hoạch chính thức công nhận nhà nước Palestine độc lập. Đây được coi là bước đi lịch sử trong nỗ lực thúc đẩy mô hình hai nhà nước, trong đó Israel và Palestine cùng tồn tại hòa bình.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột Trung Đông lan rộng là rất nghiêm trọng. Nếu một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, bức tranh kinh tế của các quốc gia trong khu vực được dự báo sẽ là một màu xám u ám.

Cuộc đua vào Nhà Trắng tại Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút. Trong những ngày này, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.

Bà Kamala Harris, ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ đang tìm cách thể hiện bản thân nhiều hơn để thu hút thêm lá phiếu, đặc biệt là tại các bang chiến địa trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024.

Theo kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản hôm 27/10, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh đảng Công minh - Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện. Đây là lần đầu tiên LDP mất đa số tại Hạ viện sau 15 năm, kể từ khi mất quyền lực tạm thời vào năm 2009. Đây clà cuộc khủng hoảng lớn nhất mà đảng này gặp phải kể từ khi trở lại nắm quyền vào năm 2012.

Để đạt mục tiêu nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, thế giới cần phải giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, nhờ các chính sách hỗ trợ và kinh tế thuận lợi, công suất năng lượng tái tạo của thế giới dự kiến sẽ tăng vọt, đáp ứng gần một nửa nhu cầu điện vào cuối thập kỷ này.