Buôn bán ế ẩm, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn

Tình trạng nhiều cửa hàng trên các mặt phố lớn phải đóng cửa, treo biển cho thuê nhiều tháng dài đang phản ánh những khó khăn rất lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các hộ kinh doanh trong bối cảnh cầu tiêu dùng chưa có nhiều cải thiện.

Tuyến phố Kim Mã từng được mệnh danh là “thiên đường” thời trang của các chị em với nhiều cửa hàng mua sắm cao cấp tại Thủ đô. Giờ đây, thay vì các cửa hàng hút mắt san sát là một loạt các gian hàng cài then đóng cửa. Kinh doanh ế ẩm, không chịu nổi giá thuê cao, nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp đã phải bỏ mặt bằng.

Chị Nguyễn Hằng, chủ một cửa hàng tại Kim Mã, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi vừa mới sang nhượng lại cửa hàng cách đây hơn một tháng. Bình quân một ngày chỉ có 1-2 khách vào cửa hàng”.

Tình trạng bỏ trống hoặc trả mặt bằng bán lẻ trên các tuyến phố diễn ra mạnh nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài mấy năm sau đó. Nhiều chuyên gia cho rằng, điều này là do những thay đổi đáng kể trong xu hướng tiêu dùng, đặc biệt là sự suy giảm nhu cầu của người dân.

Nhiều cửa hàng trên các mặt phố lớn phải đóng cửa, treo biển cho thuê nhiều tháng dài.
Nhiều cửa hàng trên các mặt phố lớn phải đóng cửa, treo biển cho thuê nhiều tháng dài.

Một khảo sát cho thấy, 36% người tiêu dùng Việt Nam lo ngại về tình hình suy thoái kinh tế và 25% lo ngại về việc mất an ninh, mất việc làm.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương nhận định: “Vấn đề thu nhập của người dân giảm đi dẫn tới tác động lớn đến hoạt động của các hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, thuận lợi trong môi trường kinh doanh của chúng ta đang thấp đi, xuất hiện nhiều quy định, cản trở về thể chế gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp”.

Giới chuyên môn, quan sát thị trường đánh giá, niềm tin người tiêu dùng chưa thể quay về ngưỡng như trước đây. Bên cạnh đó, việc ưa chuộng hình thức mua sắm online đã gây áp lực đáng kể cho các cửa hàng mặt phố vốn có giá thuê đắt đỏ, kéo theo giá sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh.

Dự báo, tình hình này sẽ không có nhiều cải thiện trong thời gian tới nếu cầu tiêu dùng không được cải thiện cũng như việc chậm thay đổi trong chiến lược của các hộ kinh doanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng trong phiên giao dịch đầu tuần giảm nhẹ so với tuần trước nhưng vẫn neo ở mức trên 2.600 USD/ounce.

Ngày 23/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ ngày 16/8 đến ngày 31/8/2024 đạt 38,02 tỷ USD, tăng 15,5% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 8.

Lần đầu tiên ở Việt Nam có đơn vị sản xuất nguyên liệu dệt may từ lá quả dứa (khóm) đại trà, với sản lượng 18 tấn sợi mỗi tháng.

Tình trạng nhiều cửa hàng trên các mặt phố lớn phải đóng cửa, treo biển cho thuê nhiều tháng dài đang phản ánh những khó khăn rất lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các hộ kinh doanh trong bối cảnh cầu tiêu dùng chưa có nhiều cải thiện.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh vào trưa 23/9, thiết lập kỷ lục mới với mức giá 81,1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn ổn định ở ngưỡng 82 triệu đồng/lượng.