Buông điện thoại dễ hay khó?
Một khảo sát cho thấy người Việt Nam năm 2023 dành trung bình 6,2 giờ/ngày cho việc sử dụng smartphone và 2/3 thời lượng dùng smartphone đó chỉ để vào 5 ứng dụng mạng xã hội.
Điện thoại - vật bất ly thân
Chiếc điện thoại thông minh mà đại đa số chúng ta đều có giờ đây đã là vật bất ly thân của rất nhiều người.
PV Đài Hà Nội đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên một số bạn trẻ về khoảng thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày và kết quả là: người sử dụng ít nhất là 5 - 6 tiếng/01 ngày và người sử dụng nhiều nhất có thể lên tới 12 - 13 tiếng/01 ngày.
Tiện ích, nhỏ gọn, đa công dụng… đó là những từ dùng để miêu tả về một chiếc điện thoại thông minh. Ngày nay chỉ cần có trong tay một chiếc điện thoại thông minh là chúng ta có thể làm mọi thứ từ thanh toán, cập nhật thông tin, giải trí, liên lạc và kết nối với mọi người xung quanh… nhưng nếu một ngày không còn mạng xã hội, không còn điện thoại thông minh thì mọi người sẽ cảm thấy thế nào?
Chị Nguyễn Thị Hằng (quận Cầu Giấy) cho biết, khi không có chiếc điện thoại ở bên, chị thấy rất bứt rứt và có cảm giác mất sự kết nối với mọi người xung quanh. Vì quá quen và phụ thuộc vào chiếc điện thoại, nên nếu một ngày mà không có điện thoại, chị nghĩ không biết sẽ liên lạc với mọi người bằng cách nào.
Còn với chị Đỗ Phương Anh (quận Tây Hồ) cho biết, khi đi ra ngoài mà không mang theo điện thoại, chị cảm thấy rất lo lắng, đôi khi là cảm thấy mất an toàn. Theo chị Phương Anh, có lẽ cảm giác đó một phần đến từ thói quen do chị sử dụng điện thoại quá nhiều trong một ngày.
Là một người làm công việc sáng tạo nội dung trên MXH, nên với chị Nguyễn Hạ Nhi (quận Cầu Giấy), nếu không có điện thoại bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu vì có thể bị bỏ lỡ các thông tin mới, theo trend.
Không đơn thuần chỉ nghe gọi, nhắn tin, chiếc smartphone ngày nay còn đóng vai trò như trợ lý số cho mỗi người. Vì lý do đó, mà nhiều bạn trẻ luôn có thói quen luôn giữ điện thoại bên mình kể cả trong lúc ngủ, lúc ăn, thậm chí cả ở trong phòng tắm.
Khi phụ thuộc điện thoại, chúng ta phải đánh đổi những gì?
Những chiếc điện thoại thông minh giúp con người có thể dễ dàng kết nối với bạn bè, người thân và giải quyết nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có tính gây nghiện. Việc lạm dụng và nghiện sử dụng smartphone có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau, tác động trực tiếp đến người sử dụng hoặc những người xung quanh.
Thực tế cho thấy, có nhiều người nói rằng cảm thấy căng thẳng, không thể sống thiếu các thiết bị điện tử trong kỷ nguyên số. Các chuyên gia gọi đây là chứng ""nomophobia"", miêu tả nỗi sợ khi không có điện thoại bên cạnh, đặc biệt là giới trẻ. Nomophobia là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh No-mobile-phone phobia (nỗi ám ảnh không có điện thoại di động). Triệu chứng Nomophobia rất đa dạng như xuất hiện cảm giác lo sợ hoặc tuyệt vọng khi bị xa rời điện thoại, không tập trung vào công việc.
Thậm chí có người còn bị ảo giác, cảm thấy điện thoại của họ đang rung hoặc đổ chuông trong khi đó lại không phải vậy. Nhiều người bị tạo thành thói quen kiểm tra điện thoại của họ sau mỗi 15 phút, ngay cả khi không có thông báo mới. Nghiên cứu cũng chỉ ra bên cạnh việc gia tăng sự lo lắng, liên tục phải kiểm tra thông báo, chứng nghiện điện thoại còn có nhiều tác hại khác, chúng ta nên buông bỏ mà trường hợp của bạn gái dưới đây là một ví dụ.
Không có điện thoại không chịu được, một ngày sử dụng điện thoại trong 9-11 tiếng, gây tình trạng khó ngủ, mất ngủ, uể oải, một bạn gái 21 tuổi ở phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã từng phải đi khám bác sĩ tâm lí vì “nghiện” điện thoại. Theo bạn chia sẻ, bạn dùng điện thoại mọi lúc, mọi nơi, chỉ trừ khi đi ngủ (mà khoảng thời gian này cũng không nhiều, chỉ 4 - 5 tiếng), điều đó khiến tạo thành một thói quen khiến nhịp sinh học bị đảo lộn và dần dần bạn rơi vào trạng thái mất ngủ trong một thời gian dài, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.
Một nghiên cứu có tên Mobile Consumer Habits (những thói quen sử dụng di động) đã ghi nhận 58% nam giới và 47% phụ nữ mắc hội chứng Nomophobia. Có đến 44% số người được hỏi trả lời rằng, họ cảm thấy lo lắng, bồn chồn khi bị mất điện thoại, trở thành nạn nhân của “cuộc sống thiếu điện thoại” trong thời gian chừng một tuần. Đây cũng là tâm lí chung của nhiều bạn trẻ hiện nay, dù biết là hại nhưng rất khó thay đổi thói quen.
Theo chị Nguyễn Thị Hằng (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), tác hại mà chị thấy rõ nhất của việc dùng điện thoại quá nhiều là tình trạng mất tập trung, đi học hay đi làm lúc nào cũng phải thường xuyên mở điện thoại; thậm chí kể cả khi đi cà phê với các bạn thì mọi người cũng chỉ trò chuyện với nhau một lúc rồi ai nấy lại mải mê tập trung vào chiếc điện thoại của mình. Điều này nó đã cản trở, khiến cho tình bạn ngày một nhạt dần đi.
Với chị Nguyễn Hạ Nhi (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), do thường xuyên dùng điện thoải vào các buổi đêm trong tình trạng thiếu ánh sáng khiến cho mắt chị đã bị tăng độ cận lên rất nhanh và chị đã được bác sĩ khuyên cần phải giảm thời gian sử dụng điện thoại để bảo vệ đôi mắt của mình.
Những điều thú vị khác đang chờ
Ngày nay, hình ảnh trong các gia đình, một hội nhóm mỗi người một góc cắm cúi vào chiếc điện thoại đang càng trở nên phổ biến. Kết nối wifi càng mạnh thì kết nối giữa con người với con người và môi trường xung quanh càng nhạt hơn là một hiện thực nhức nhối trong xã hội hiện đại.
Không chỉ ở thành thị mà cả những gia đình ở nông thôn ngày nay cũng vậy. Những khoản thời gian cả nhà quây quần bên nhau nói chuyện rôm rả ngày càng ít đi.
Máy tính và điện thoại dường như đang khiến chúng ta quên lãng cuộc sống xung quanh. Đắm chìm với những tin tức, những cập nhật và thông báo, chúng ta đang bỏ qua những cảm nhận chân thật về cuộc sống tự nhiên qua các giác quan của mình. Bỏ thời gian của mình vào thế giới bên trong chiếc điên thoại hay buông bỏ xuống và kết nối với môi trường, với những người xung quanh là lựa chọn của mỗi người.
Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu mỗi chúng ta sống chậm lại, tận hưởng từng khoảnh khắc cùng bạn bè bên tách cà phê, ôn lại kỷ niệm xưa thì có lẽ những chiếc điện thoại sẽ còn nhiều pin hơn, vào lúc cuối ngày thay vì cạn kiệt cho việc truy cập các trang mạng xã hội, để rồi vô tình phải tiếp xúc với cả những thông tin tiêu cực khiến nảy sinh những cảm xúc tiêu cực.
Đánh giá cán bộ, công chức Hà Nội đang quá tải với khối lượng lớn công việc, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.930 tỷ đồng/năm để chi thu nhập tăng thêm cho đối tượng này.
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trước nhiều ý kiến lo ngại Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã giải trình những phương án khắc phục tình trạng này.
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội vào chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), các lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại nhiều quận, huyện.
Tăng nguồn thu cho các đơn vị báo chí là một trong những nội dung được quan tâm tại nghị trường Quốc hội ngày 12/11. Luật Quảng cáo (sửa đổi) đang được xem xét với nhiều nội dung đổi mới, trong đó, đáng chú ý là tăng diện tích quảng cáo trên báo in, thời lượng quảng cáo trên truyền hình.
Công nghệ luôn phát triển, vì thế các giải pháp phải luôn đổi mới để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dân. Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội, trong cuộc họp giao ban sáng 13/11.
0