Cá chép hiện nay giá rẻ nhưng bán chậm

Ngày 2/2 là ngày ông công ông Táo, khắp các chợ đầu mối và chợ truyền thống đã ngập tràn sắc đỏ của cá chép để phục vụ nhu cầu người dân Thủ đô. Không khí có phần vắng lặng hơn so với mọi năm. Giá cá chép đỏ giảm mạnh, các tiểu thương dự đoán năm nay lượng cá bán ra sẽ giảm một nửa.

Rạng sáng 1/2 tại chợ cá Yên Sở đã rực sắc đỏ của cá chép để phục vụ người dân trong ngày tiễn ông Táo về trời. Các tiểu thương từ các chợ lớn nhỏ khác trên địa bàn thành phố đã đổ về đây mua bán cá. Phần lớn cá chép bán tại chợ cá Yên Sở được nhập từ các làng nghề nuôi cá ở các tỉnh thành gần Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Thủy Trầm (Phú Thọ)… Theo tiểu thương, giá cá chép năm nay thấp hơn so với mọi năm.

Chị Cao Thị Hằng - Đại diện Công ty ChocaVi cho biết: Ngày 23 tháng Chạp bên mình có tham gia vào tiêu thụ cá chép vàng của các HTX, hiện tại năm nay lượng cá năm nay nhiều, giá cá chép đang được bán với mức 70 – 75 nghìn đồng/1kg, size từ 30-35 con/1kg, giá thấp hơn so với mọi năm”.

Cá chép hiện nay giá rẻ nhưng bán chậm

Cá chép sau khi được nhập về chợ từ các địa phương nuôi trồng sẽ được tiểu thương thả xuống các chậu nước lớn sục oxy, đảm bảo duy trì sự sống cho cá. Cũng theo các tiểu thương, lượng cá chép đã được đặt mua một phần số còn lại một phần để bán lẻ tại các chợ nhưng sức mua vẫn ít hơn so với năm ngoái.

Tại các chợ truyền thống, cá chép đỏ cũng đã được bày bán để phục vụ nhu cầu người dân cũng ông Công ông Táo sớm. Năm nay chị Kiều Vinh, ở quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội lựa chọn mua cá sớm để có thời gian lựa chọn những chú cá khỏe mạnh theo kích cỡ, nhu cầu của mình.

Cá chép đỏ tại chợ truyền thống có giá từ 30.000 – 80.000 đồng/bộ (ba con) tùy thuộc vào kích cỡ. Mặc dù giá cả phải chăng nhưng sức mua cũng vẫn chậm, các tiểu thương hy vọng đến ngày 23 tháp Chạp sức mua sẽ tăng.

Dù đã sát ngày cá chép "cõng" ông Công ông Táo về trời nhưng sức mua chưa lớn, các tiểu thương chợ cá sốt ruột vì hàng bán chậm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều ngôi nhà ở thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì bị nứt do tình trạng hút cát tại địa bàn giáp tỉnh Phú Thọ. Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai Hà Nội cho biết, kè đê Phong Vân cũng có hiện tượng bị nứt, đe dọa mất an toàn trong mùa mưa bão.

Sáng 21/5, hầm đường sắt Chí Thạnh đoạn qua địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã bị sạt lở trong lúc các công nhân đang thi công gia cố hầm này.

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV lần này, Hà Nội đã đề xuất tăng thẩm quyền cho thành phố chủ động quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Gần đây, tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ liên quan tới việc chụp ảnh, quay clip, livestream các hoạt động nhảy múa, tập thể dục thể thao hay đơn giản là check-in “sống ảo” liên tục xảy ra.

Cầu Vĩnh Tuy 2 và cầu cạn Vành đai 2 đều đã được đưa vào khai thác, sử dụng từ lâu. Nhưng, phải đến những ngày gần đây, khi mưa lớn liên tiếp gây ngập úng, vấn đề quản lý, duy tu, dọn dẹp vệ sinh mới được nhắc đến.

Trong Chương trình Kỳ họp thứ 7 vừa qua, nạn “xe dù, bến cóc” được các đại biểu Quốc hội đưa ra. Nhiều đại biểu cho rằng để giải quyết tình trạng “xe dù, bến cóc” gây mất trật tự an toàn giao thông thì các bến xe cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách.