Cả nước còn thiếu hơn 100.000 giáo viên các cấp học

Cả nước vẫn còn thiếu hơn 107.000 giáo viên các cấp học, đây là thông tin tại Hội thảo “Bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học.

Thông tin tại Hội thảo, TS Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nêu thực tế, cả nước còn thiếu gần 107.000 giáo viên các cấp học. Trong đó, bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 44.000 giáo viên, kế đến là tiểu học thiếu gần 33.000 giáo viên, THCS thiếu trên 18.000 và THPT thiếu gần 12.000 giáo viên.

Nguyên nhân là do từ năm 2015 trở về trước, nhiều địa phương có tỷ lệ giáo viên/lớp thấp do chỉ tiêu biên chế được giao chưa đủ định mức, bậc tiểu học triển khai chương trình dạy học 1 buổi/ngày nên giao biên chế 1,2 giáo viên/lớp.

Từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, định mức nâng lên 1,5 giáo viên/lớp nhưng biên chế giáo dục không tăng thêm, trong khi đó số lượng học sinh tăng đều hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... Riêng đối với các môn học đặc thù như tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật, chính sách tuyển dụng và thu nhập cho giáo viên chưa đủ sức thu hút nên luôn khan hiếm nguồn tuyển.

Trước thực tế trên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đề nghị các địa phương rà soát, tập trung giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặt hàng các trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, kết hợp với việc sắp xếp lại hệ thống trường lớp, giảm trường học có quy mô nhỏ, xây dựng trường nhiều cấp học, xã hội hóa giáo dục ở những nơi đủ điều kiện, đẩy mạnh bố trí giáo viên liên trường, liên cấp nhằm tháo gỡ khó khăn về đội ngũ. Song song đó, mỗi cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ, rà soát số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả môn học, khẩn trương tuyển dụng giáo viên còn thiếu so với biên chế được giao.

PV/HANOITV

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cứ vào dịp hè là tai nạn thương tích ở trẻ lại gia tăng, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra di chứng nặng nề về sức khỏe, tinh thần đối với trẻ em.

Mang gánh nặng năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, nhiều thí sinh tự do tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đang có những thử thách trước kì thi năm nay.

Nhiều tỉnh, thành phố đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025 đến học sinh và phụ huynh.

Theo Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp THPT, vừa làm cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng và đánh giá chất lượng công tác quản lý, công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục. Với tính chất quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, sự chuẩn bị cho Kỳ thi này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các ban ngành, các địa phương.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý có 8 điều thí sinh và phụ huynh cần phải nhớ, không bao giờ được quên. Nội dung chi tiết xem trong file đính kèm.