Ca sĩ Khánh Phương bị phạt vì mua bán chui cổ phiếu

Nam ca sĩ Khánh Phương bị phạt tổng cộng 245 triệu đồng vì không báo cáo hàng loạt giao dịch lớn đối với cổ phiếu SJC của Công ty CP Sông Đà 1.01.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương) với tổng số tiền 245 triệu đồng.

Trong đó, từ 23/6 đến 28/10/2022, ông Phương đã mua hơn 3,1 triệu cổ phiếu SJC của Công ty Sông Đà 1.01, tăng sở hữu từ 0% lên 45,5%. Ngày 23/12/2022, ông thực hiện mua 100.000 cổ phiếu SJC và bán ra 21.800 đơn vị, nâng sở hữu tại thời điểm đó từ 24,69% lên 25,81%. Cả hai lần giao dịch, ông Phương đều không đăng ký chào mua công khai.

Theo quy định trong Luật Chứng khoán, việc chào mua công khai phải được thực hiện khi mua cổ phiếu dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt từ 25% vốn của công ty đại chúng. Đồng thời việc chào mua công khai phải tiếp tục thực hiện nếu mua cổ phiếu dự kiến đạt hoặc vượt mức 35%, 45%, 55%, 65%, 75% vốn.

Vì lỗi này, ca sĩ Khánh Phương bị phạt 150 triệu đồng, buộc phải từ bỏ quyền biểu quyết trên số cổ phần từ hành vi vi phạm. Đồng thời, cổ đông lớn của SJC bị buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ xuống dưới mức phải chào mua công khai (dưới ngưỡng 25%) trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày 26/6.

Ngoài lỗi này, ông Phương bị phạt thêm 95 triệu đồng do không báo cáo HNX khi trở thành cổ đông lớn của SJC ngày 14/10/2022 và nhiều lần giao dịch cổ phiếu SJC làm thay đổi sở hữu vượt ngưỡng 1% nhưng không công bố thông tin.

Ca sĩ Khánh Phương.

Cuối năm 2022, Khánh Phương được chú ý khi bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại Sông Đà 1.01 sau mua hơn 45% cổ phần công ty này. Liên tục từ tháng 10 đến tháng 12/2022, ca sĩ này mua vào - bán ra nhiều lần cổ phiếu SJC.

Tại đại hội cổ đông bất thường cuối năm ngoái, ông Phương là một trong năm người được bầu vào Hội đồng quản trị Công ty Sông Đà 1.01.

Sông Đà 1.01 hoạt động khoảng 20 năm trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản. Công ty này được biết đến với các dự án như chung cư Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xala, tòa nhà CT1 Văn Khê...

Công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2007. Đến giữa năm 2021, mã SJC bị hủy niêm yết do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính cả năm trong ba năm liên tiếp (2018-2020) và chuyển sang thị trường UPCoM.

Kết quả kinh doanh của công ty cũng diễn biến thất thường từ năm 2013 đến nay, chủ yếu là thua lỗ. Trong 10 năm qua, doanh nghiệp này lãi 6 năm nhưng chỉ quanh vài tỷ đồng, có năm chỉ lãi vài chục triệu đồng. Năm gần nhất, SJC ghi nhận doanh thu gần 6,8 tỷ đồng nhưng lỗ ròng tới hơn 5 tỷ đồng.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.

Giá Bitcoin tiến sát ngưỡng 100.000 USD khi các nhà đầu tư đặt cược rằng cách tiếp cận quản lý thân thiện hơn của Mỹ đối với tiền điện tử dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ mở ra kỷ nguyên bùng nổ cho loại tài sản này.

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.