Ca tử vong do bệnh bạch hầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vừa ghi nhận một bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu. Một trường hợp khác mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong này. Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Nghệ An, tỉnh Bắc Giang và các địa phương về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Ngày 8/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có Công văn số 614/DP-DT gửi Sở Y tế tỉnh Nghệ An; Sở Y tế tỉnh Bắc Giang và Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu. Ngoài ra, trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan kéo dài, trên diện rộng, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh Nghệ An và Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Cùng với đó, giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và cộng đồng.
Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị các địa phương nói trên bảo đảm công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
Đặc biệt, tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo, hạn chế việc chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.
Ngoài ra, các địa phương cần tiến hành rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường và tổ chức tiêm bổ sung, tiêm vét, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh bạch hầu và có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mặt khác, rà soát, bảo đảm công tác hậu cần về vắc xin, thuốc kháng sinh điều trị dự phòng, huyết thanh kháng độc tố, hóa chất để triển khai các nhiệm vụ chống dịch.
Cục Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch cầu.

Cục Y tế dự phòng nêu rõ: “Trường hợp cần thiết đề xuất nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu, các địa phương gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) để thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng theo quy định. Đồng thời, huy động nhân lực hỗ trợ các khu vực có dịch, cử các đội cơ động chống dịch, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh”.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị tổ chức việc theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Báo cáo kết quả điều tra, xử lý, chỉ đạo công tác phòng chống dịch Bạch hầu tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.