Các bệnh ngoài da thường gặp sau mưa lũ

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Nước ăn chân

Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở kẽ chân nên gọi là nước ăn chân. Thực chất đây là bệnh do nấm Candida và Blastomycet. Nguyên nhân là do chân tay ngâm trong nước nhiều, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu sẽ lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.

Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream, nizoral, dezor; rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm như sastid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.

Bệnh do nấm gây ra, nên việc điều trị cần phải dùng thuốc kháng nấm. Dùng thuốc bôi tại chỗ khi bệnh nhẹ, nếu để bệnh nặng thì phải dùng thuốc uống.

Thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole.

Thuốc dùng toàn thân: Có thể dùng fluconazole, itraconazole, ketoconazole hoặc griseofulvin đường uống khi bệnh nặng.

Nước ăn chân là bệnh thường gặp sau mưa lũ.
Nước ăn chân là bệnh thường gặp sau mưa lũ.

Bệnh ghẻ

Mặc dù bệnh ghẻ hiện nay không còn nhiều như trước đây, nhưng trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập da, lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.

Các thuốc thường dùng là:

- Dung dịch DEP (Diethylphtalate);

- Mỡ lưu huỳnh 5-10% cho trẻ em và cho người lớn, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú;

- Dung dịch hoặc kem Permethrin 1-5 %;

- Dầu Benzyl benzoat 25%;

- Crotaminton 10%;

- Gamma benzen 1%;

- Đông y: tắm cây lá đắng, ba gạc, xoan, xà cừ, cúc tần, dầu hạt máu chó...

Sau mưa lũ, người dân dễ mắc các bệnh về da.
Sau mưa lũ, người dân dễ mắc các bệnh về da.

Viêm nang lông

Bệnh thường xảy ra do thiếu nước sạch trong sinh hoạt. Đây là điều kiện khiến vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.

Điều trị viêm nang lông bằng cách sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống. Mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng khác nhau như:

- Các dung dịch sát khuẩn: Có thể dùng một trong các dung dịch Povidon-iodin 10%; Hexamidine 0.1% hoặc Chlorhexidine 4%.

- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Có thể dùng mỡ neomycin, mupirocin, dung dịch bôi clindamycin, erythromycin. Bôi thuốc liên tục trong 7 - 10 ngày để tiêu diệt chúng tận gốc.

- Kháng sinh đường toàn thân: Một số kháng sinh phổ biến như ciprofloxacin, metronidazol, B - lactam, cephalosporin, amoxicillin... chỉ sử dụng khi bệnh tiến triển nặng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nấm da

Nước bẩn tù đọng và không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển và xâm nhập, gây nấm da, đặc biệt là ở vùng chân. Các triệu chứng nhiễm trùng da do nấm gồm ngứa, bong tróc da giữa các ngón chân hoặc ngón tay.

Bệnh nấm da xuất hiện do môi trường sống bị ô nhiễm
Nước bẩn tù đọng và không khí ẩm ướtNước bẩn tù đọng và không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển và xâm nhập, gây nấm da.

Nấm da có thể được điều trị bằng thuốc mỡ, kem và thuốc chống nấm.

- Thuốc trị nấm da tại chỗ: Các sản phẩm thuốc trị nấm da tại chỗ chủ yếu sử dụng điều trị nấm gây nhiễm trùng ở móng tay và da đầu. Trong thành phần thuốc chứa chủ yếu các chất như: econazole, miconazol, clotrimazole, amorolfine,...

- Thuốc đặc trị nấm: Các thuốc đặt trị nấm thường dùng như: thuốc econazole, thuốc clotrimazole, thuốc fenticonazole và thuốc miconazol.

- Thuốc tiêm trị nấm da: Trường hợp người bệnh bị nấm trầm trọng, có thể sử dụng thuốc dạng này dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chủ yếu là các thuốc: Anidulafungin, Amphotericin, Itraconazole, Caspofungin, Flucytosine, Micafungin...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Tuần qua, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Hà Nội bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.