Các bệnh viện không để thiếu thuốc, vật tư y tế

Sau gần 9 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, các bệnh viện đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Bà Nguyễn Thị Minh ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, bị tai nạn giao thông đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội). 10 ngày điều trị, thuốc và vật tư y tế điều trị cấp cứu cho bà đảm bảo đủ. Bà cũng như gần 800 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày tại bệnh viện hạng 1 của thành phố không thiếu thuốc và vật tư y tế. Bệnh viện đã đấu thầu dự trù đủ thuốc và vật tư y tế cho hết năm 2025.

Bà Nguyễn Thị Minh chia sẻ: “Các thiết bị, vật tư phục vụ cho bệnh của tôi đều đầy đủ, gia đình không phải lo lắng đi mua gì”.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được phân cấp mạnh, Giám đốc bệnh viện được tự phê duyệt, chịu trách nhiệm, cho nên bệnh viện không thiếu vật tư y tế mà chỉ còn thiếu hai loại thuốc nhập ngoại. Mặc dù bệnh viện đã có thuốc thay thế, nhưng về lâu về dài, cấp cứu sốc mất máu và sốc nhiễm trùng thì chỉ có hai loại thuốc đang thiếu hai năm nay là Ketamin và Biseko mới có thể điều trị. Nguyên nhân thiếu hai loại thuốc này là do thị trường không có.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay: “Về giải pháp lâu dài, tôi nghĩ là cần phối hợp với Bộ Y tế để đẩy nhanh việc cấp visa của thuốc Biseko. Chúng tôi cũng sẽ lên kế hoạch dự trù để mua sắm một cách nhanh chóng nhất”.

Về giải pháp căn cơ, nhiều bệnh viện cho rằng đối với một số thuốc hiếm, biệt dược, vẫn phải có một đơn vị cấp bộ đứng ra tổ chức đấu thầu tập trung, chứ không để các bệnh viện đứng ra mua sắm. Việc mua sắm các loại thuốc đó rất khó khăn do yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất về số lượng và thời gian cung cấp. Trước mắt, cấp có thẩm quyền cần xem xét, ban hành các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật Thiết bị y tế, Luật Bảo hiểm thì câu chuyện thiếu thuốc không còn là điệp khúc lặp lại như thời gian qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.