Các biện pháp giảm đau xương khớp tại nhà trong mùa đông

Đối với những người mắc bệnh xương khớp như viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, thời tiết lạnh và ẩm ướt của mùa đông có thể gây kích ứng khớp và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Điều này dẫn đến các đợt bùng phát gây sưng, đau khớp. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên có những bài tập thể dục phù hợp, ăn bổ sung các thực phẩm chống viêm, uống đủ nước và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Khi nhiệt độ ngoài trời giảm sâu, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cốt lõi bên trong. Điều này khiến các mạch máu co lại, làm giảm lưu thông máu. Khi máu lưu thông trong cơ thể ít hơn, oxy và chất dinh dưỡng không được vận chuyển đầy đủ đến cơ và khớp, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến viêm và cứng khớp, làm trầm trọng thêm các tình trạng đau và viêm khớp. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lưu ý những điều sau.

Các bệnh về xương, khớp thường trầm trọng hơn vào mùa đông, khi khí hậu lạnh, nhiệt độ xuống thấp.

Tập thể dục vừa phải

Các bài tập chuyển động nhẹ nhàng, giãn cơ và rèn luyện sức mạnh có kiểm soát giúp giảm bớt tình trạng cứng cơ và khớp. Ngay cả việc đi bộ nhẹ nhàng hoặc nâng tạ nhẹ cũng giúp tăng tính linh hoạt cho khớp, từ đó giảm các cơn đau.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Thiết lập thói quen ngủ đều đặn để nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm độ nhạy cảm với cơn đau do thiếu ngủ cũng làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp.

Tăng cường ăn thực phẩm chống viêm

Thực phẩm giàu đặc tính chống viêm có thể giảm đau. Các loại quả mọng, cá béo, các loại hạt, rau lá xanh, bột yến mạch và dầu ô liu đều chứa các đặc tính chống viêm có thể cải thiện sức khỏe xương và khớp. Hơn nữa, hãy bổ sung vitamin C, K, axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống của bạn.

Trị liệu bằng tinh dầu

Sử dụng các loại tinh dầu như hoa oải hương hoặc bạc hà để trị liệu bằng hương thơm, có thể có tác dụng làm dịu cả tâm trí và cơ thể.

Uống đủ nước cho cơ thể

Mất nước khiến cơ bắp cứng lại và co thắt, dẫn đến đau khắp người. Giữ đủ nước cho cơ thể giúp giữ cho khớp được bôi trơn và hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giảm tác động của mùa đông đối với cơn đau.

Chườm nóng lên những vùng bị đau

Chườm nóng đơn giản sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến các khớp hoặc cơ bị đau. Sự lưu thông tăng lên sẽ vận chuyển nhiều oxy và chất dinh dưỡng quan trọng hơn cho việc sửa chữa và hoạt động của tế bào.

Thực hành các bài tập thư giãn

Các động tác yoga giúp kéo giãn, giảm căng thẳng, giảm đau mạn tính.

Căng thẳng và lo lắng làm tăng nguy cơ đau đớn do giữ cơ ở trạng thái co rút. Tích cực thư giãn cơ thể thông qua thiền hoặc thực hiện các bài tập yoga đơn giản, vừa sức sẽ làm dịu đi sự căng thẳng này, từ đó giảm đau cơ thể./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.