Các chính sách của Việt Nam là điểm sáng thu hút FDI
Theo báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) mới đây cho thấy, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam tăng trong quý 4 năm 2023. Chỉ số BCI đạt 46,3 điểm, tăng 2,8% so với quý 3 năm 2023. Mức độ lo lắng của doanh nghiệp cũng giảm từ 9% xuống 5%, đồng thời có khoảng 29% doanh nghiệp tự đánh giá triển vọng xuất sắc và tốt. Đây là những tín hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, mở ra năm 2024 đầy triển vọng.
Hiện, Việt Nam có gần 1.000 doanh nghiệp châu Âu, trong đó có khoảng 460 doanh nghiệp Đức. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, tổng vốn đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào thị trường Việt Nam là 410 triệu đô la Mỹ. Đến nay, 460 dự án của nhà đầu tư Đức có vốn đăng kí gần 3 tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt, có tới 91% doanh nghiệp Đức có ý định tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Alexander Ziehe – Đồng Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cho hay: “Việc có tới 460 dự án ở đây chứng tỏ đây là một thị trường rất sôi động. Đức là nhà đầu tư số 18 trong số tất cả các quốc gia trên thế giới đầu tư vào Việt Nam, con số nghe có vẻ không lớn lắm, nhưng nếu bạn đặt nó trong bối cảnh châu Âu, các công ty châu Âu nói chung có mặt rất nhiều ở đây, và Đức là một trong những quốc gia dẫn đầu.”
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư FDI là những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư chọn Việt Nam là điểm đến. Năm 2024 được ghi nhận là có những dấu hiệu tích cực, khả quan trong thu hút FDI. Tính đến ngày 20/2, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 4 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế đến ngày 20/2, cả nước có trên 39.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 4.741 tỷ đô la Mỹ. Đây là tín hiệu hết sức khả quan, là cơ sở để giữ vững niềm tin về một năm đón sóng mạnh mẽ từ dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
Lễ khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” đã diễn ra tại Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng) vào tối 20/12. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức.
0