Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chạy nước rút trước 31/3

Thống kê mới nhất của Tổng cục thuế cho thấy, cả nước hiện có khoảng 15.981 cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Số liệu cập nhật của cơ quan này tính đến chiều ngày 25/3 đã có 14.727 cửa hàng thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử bán lẻ từng lần cho khách hàng, tương đương 92,2%. Như vậy, 7,8% còn lại (khoảng 1.254 cửa hàng) sẽ phải gấp rút thực hiện quy định này trước hạn chót 31/3/2024 nếu không muốn bị dừng hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh.

Quy định có từ 2 năm, song tiến độ triển khai chậm 

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì các cửa hàng xăng dầu bắt buộc phải thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng kể từ ngày 01/7/2022. Tuy nhiên, việc triển khai khá chậm chạp và tiến độ chỉ được đẩy nhanh khi thời hạn chót là 31/3 đang đến gần.

Theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, các cửa hàng xăng dầu bắt buộc phải thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng kể từ ngày 01/7/2022

Số liệu từ Tổng cục thuế, tính đến ngày 15/3 cả nước có 10.649 cửa hàng thực hiện (tăng 7.949 cửa hàng so với thời điểm 01/12/2023), đạt khoảng 67,6% số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc. Nhưng chỉ sau 10 ngày đã có thêm hơn 4.000 cửa hàng triển khai. Tính đến ngày 24/3, có 41/63 địa phương đạt tiến độ trên 90%. Thành phố Hà Nội là một trong 14 địa phương hoàn thành 100% việc triển khai xuất hóa đơn điện tử xăng dầu theo từng lần bán hàng. Hiện chỉ còn 5/63 Cục thuế có tiến độ dưới 70%.

Tính đến ngày 15/3, cả nước đã có 10.649 cửa hàng thực hiện phát hành hóa đơn điện tử bán lẻ (tăng 7.949 cửa hàng so với thời điểm 01/12/2023), đạt khoảng 67,6% số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc.

Còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện

Có nhiều nguyên nhân khiến các cửa hàng còn lại vẫn trì hoãn thực hiện quy định kết nối dữ liệu với ngành thuế như: Khó khăn tài chính khi muốn đầu tư thay thế hệ thống cột bơm đã cũ, không tương thích với thiết bị. Một số cửa hàng có nhu cầu lắp đặt nhưng phía đơn vị cung cấp dịch vụ đang quá tải khi cùng lúc phải triển khai cho nhiều địa phương.

Có nhiều nguyên nhân khiến các cửa hàng còn lại vẫn trì hoãn thực hiện quy định kết nối dữ liệu với ngành thuế

Trên thực tế, một số doanh nghiệp đã trang bị được cột bơm có tính năng điện tử nhưng chưa được cơ quan khoa học và công nghệ phê duyệt mẫu, cũng như kiểm định cột bơm đủ điều kiện lắp đặt thêm thiết bị đo đếm, kết nối dữ liệu với phần mềm hóa đơn điện tử. Theo đại diện của Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội, đơn vị này có 200 cột bơm, trong đó 10% phải thay thế do quá cũ, không đáp ứng yêu cầu kết nối. Để triển khai việc xuất hóa đơn, doanh nghiệp đã phải trang bị các tủ thu nhận tín hiệu truyền từ trụ bơm, kết nối đến máy xuất hóa đơn.

Theo quy định, toàn bộ thiết bị gắn vào trụ bơm phải được thẩm duyệt

Theo quy định, toàn bộ thiết bị gắn vào trụ bơm phải được thẩm duyệt bởi các cơ quan chức năng như: Tiêu chuẩn đo lượng chất lượng, quản lý phòng cháy chữa cháy cấp phép. Tuy nhiên đến nay, cơ quan quản lý vẫn chưa phê duyệt mẫu nên doanh nghiệp lo lắng thiết bị gắn vào để triển khai cho kịp tiến độ không được công nhận.

Bên cạnh đó, không phải người mua nào cũng sẵn sàng đứng đợi xuất hóa đơn để lấy, bởi nhiều khách hàng chia sẻ họ không có nhu cầu lấy hóa đơn.

Cửa hàng xăng dầu Thái Thịnh của Công ty Cổ phần xăng dầu Dầu khí Hà Nội trung bình mỗi ngày đón khoảng 8.000 - 10.000 lượt khách. Từ ngày 15/3, cửa hàng đã triển khai đồng loạt việc xuất hóa đơn điện tử bán lẻ từng lần cho khách hàng. Chỉ cần cung cấp mã số thuế và mất chưa đến một phút khách hàng có thể nhận được hóa đơn. Tuy nhiên, hầu hết khách đổ xăng cho xe máy không lấy hóa đơn, chỉ có số ít xe ô tô chạy dịch vụ hoặc xe của doanh nghiệp có yêu cầu này.

Trên thực tế, hầu hết khách đổ xăng cho xe máy không lấy hóa đơn, chỉ có số ít xe ô tô chạy dịch vụ hoặc xe của doanh nghiệp có yêu cầu này

"Em chạy xe máy mỗi tháng đổ khoảng 800.000 tiền xăng nhưng không bao giờ lấy hóa đơn, vì chờ đổ xăng đã lâu rồi còn đợi lấy hóa đơn nữa thì mất thời gian lắm". Phạm Văn Mạnh, một lái xe công nghệ cho biết. Nhiều khách hàng tại các điểm kinh doanh khác cũng cho biết, họ không có nhu cầu lấy hóa đơn vì lấy xong cũng không để làm gì trong khi phải cung cấp mã số thuế cá nhân và chờ.

Theo quy định của cơ quan thuế, dù người mua không lấy, người bán vẫn phải xuất hóa đơn với nội dung ghi là khách vãng lai. Anh Lê Đức Dân, kế toán trưởng Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Hà Nội chia sẻ: "Các hóa đơn khách hàng không có nhu cầu trước đây chúng tôi gộp lại không phải trả phí hoặc phí rất ít. Nhưng hiện tại cứ tính vài chục đến 100 đồng/1 hóa đơn thì số lượng tăng thêm do khách vãng lai không có nhu cầu lấy hóa đơn là rất lớn, đấy là khoản phí không ai có nhu cầu cả nhưng chúng tôi vẫn phải chi trả. Là doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi vẫn thực hiện bình thường, nhưng với doanh nghiệp tư nhân khác thì đó là khó khăn rất lớn, có lẽ cơ quan quản lý cần xem xét, ghi nhận".

Theo quy định của cơ quan thuế, dù người mua không lấy, người bán vẫn phải xuất hóa đơn với nội dung ghi là khách vãng lai

Kinh nghiệm từ Hà Nội

Theo ông Nguyễn Tiến Trường, Phó cục trưởng Cục thuế Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 260 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với 468 cửa hàng và khoảng hơn 2000 cột bơm. Thời điểm cuối năm 2023 mới chỉ chưa đầy 30% đơn vị thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.

Trước tiến độ chậm chạp, nhiều giải pháp đồng bộ đã được Cục thuế Hà Nội triển khai

Trước tiến độ chậm chạp, nhiều giải pháp đồng bộ đã được Cục thuế triển khai như tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối 260 doanh nghiệp với 20 nhà cung cấp giải pháp để các bên gặp gỡ, hỗ trợ nhau. Các nội dung vướng mắc liên quan đến đến chính sách do doanh nghiệp đề xuất cũng được nghiên cứu, tháo gỡ. Cơ quan thuế cũng tham mưu Thành phố thành lập Ban chỉ đạo và 8 tổ công tác liên ngành thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các đơn vị triển khai tháo gỡ vướng mắc. Chính sự vào cuộc quyết liệt đã giúp Hà Nội đạt tỷ lệ cao trong thực hiện.

Tại cuộc họp Chính phủ mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu tập trung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là các hoạt động kinh doanh ăn uống, dịch vụ, bán lẻ xăng dầu. Kiên quyết đóng cửa, thu hồi giấy phép đối với các cửa hàng xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử từng lần cho khách. 31/3 là thời hạn cuối cùng các đơn vị phải triển khai. Song song với những quy định từ luật, từ cơ quan quản lý thì đòi hỏi từ người tiêu dùng cũng là 1 loại áp lực lớn đối với đơn vị kinh doanh. Nếu mỗi người dân quan tâm, đòi hỏi quyền lợi của mình, người bán sẽ phải tìm mọi giải pháp để thực hiện nếu không muốn bị phá sản. Chính điều này sẽ tạo ra dịch vụ lâu bền, thuận lợi chứ không chỉ là làm cho xong theo kiểu đối phó.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.